Chị Nèang Chanh Đa Ra Ty (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là công nhân trú tại khu công nghiệp Hải Sơn, KTX Đông Quang, ấp Bình tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An. 

Tham gia nhóm nòng cốt của “Câu lạc bộ Khmer phòng chống Covid-19” từ tháng 1 năm 2013, chị Nèang Chanh Đa Ra Ty cho biết dự án SPR-COVID đã “mở mang” cho chị nhiều điều. Đây là dự án do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Phát triển Xã hội Nhật bản thông qua Ngân hàng Thế giới.

Do bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa phong tục tập quán nên cộng đồng người Khmer sinh sống tại KTX Đông Quang thường có xu hướng co cụm, tách biệt với cộng đồng. Nhằm giúp cho tất cả người dân hiểu, bổ sung thiếu hụt về nhận thức, kiến thức phòng bệnh trong bối cảnh truyền thông về dịch bệnh chủ yếu bằng tiếng phổ thông, “CLB Câu lạc bộ Khmer phòng chống Covid-19’ đã ra đời.

Nhằm thu hẹp khoảng cách, hàng tháng CLB tổ chức các buổi truyền thông về sức khỏe bằng tiếng Khmer ngay tại sân của khu KTX để chia sẻ kiến thức, hỗ trợ của người dân để nâng cao kiến thức, chăm sóc sức khỏe người dân khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. 

3be4b070 d5d9 477f a527 e9ac3ffe0059 (1).jpg
Truyền thông cho người Khmer về cách phòng tránh dịch bệnh

Từ tháng 3, 2023 đến tháng 6 năm 2024 nhóm đã tổ chức truyền thông về sức khỏe cho gần 300 lượt thành viên trong cộng đồng Khmer tại đây.

“Bản thân em bắt đầu tham gia vào dự án vào tháng 1 năm 2023 kết thúc vào tháng 10 năm 2024, trong quá trình tham gia dự án em cũng gặp không ít khó khăn.

Khó khăn lớn nhất khi tham gia vào các lớp tập huấn do vốn từ ít nên em và những người tham gia dự án rất khó khăn trong việc trả lời câu hỏi, khó khăn trong việc thảo luận nhóm do nhóm nhỏ hiểu biết ít nên việc thảo luận cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ sợ trợ giúp của các cán bộ dự án, sau đợt tập huấn, em cũng học hỏi thêm được nhiều điều…”, chị Nèang Chanh Đa Ra Ty.

Đặc biệt, khi tham gia vào các buổi tập huấn chị Nèang Chanh Đa Ra Ty đã học hỏi, thu nạp thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức giúp chị hiểu nhiều hơn những vấn đề về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng mà bản thân chị trước kia chưa từng nghĩ đến.

“Từ những kiến thức, hiểu biết thu nạp được sau quá trình được tuyên truyền đã giúp em trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Từ những kiến thức học hỏi được sau những buổi tập huấn em lại tuyên truyền, truyền đạt cho cộng đồng  của mình trong việc ứng phó với đại dịch hay tình huống khẩn cấp nếu có xảy ra”, chị Nèang Chanh Đa Ra Ty nói . 

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Trưởng Trạm Y tế xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết sau thời gian triển khai dự án kiến thức phòng bệnh cho người dân Khmer được nâng lên rõ rệt. Nhắc lại thời kỳ Covid-19, bà Hiền cho biết, người dân Khmer không biết gì, cán bộ trạm y tế xã “không thể nào tuyên truyền được”. Sau đó, những dịch bệnh khác cũng rất khó để tuyên truyền tới người dân Khmer nơi đây.

“Vì thế, thông qua nhóm CLB này đã giúp ích rất nhiều cho địa phương, họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực tới cộng đồng người dân. Từ đó, bà con ý thức được việc tự phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Đặc biệt với việc truyền thông cho nhóm nhỏ tích cực, tổ chức cuộc thi bằng tiếng Khmer. Đặc tạo gruop nhóm zalo với gần 100 thành viên… trong đó có những thông tin phổ biến kiến thức sức khỏe cho bà con đã rất hữu ích trong công tác tuyên truyền. Ngoài ra, các tiếp cận viên của nhóm cũng đã sử dụng kiến thức, thông tin thu nhận được tiếp tục lan tỏa tới nhiều người Khmer trong mạng lưới của mình”, bà Hiền thông tin. 

TS. Khuất Thu Hồng. Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội ghi nhận các thành viên nòng cốt CLB Khmer đã phối hợp với cán bộ y tế của địa phương thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông cho bà con về tình hình dịch bệnh cũng như các dịch vụ y tế có thể tiếp cận được. 

TS Khuất Thu Hồng kỳ vọng thông qua chương trình, bà con tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn bè, người thân để phòng tránh dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Bày tỏ tiếc nuối khi dự án kết thúc, chị Nèang Chanh Đa Ra Ty mong muốn dự án tiếp tục được triển khai giai đoạn tiếp theo để chị và cộng đồng người Khmer được thụ hưởng nhiều hơn nữa các kiến thức, kinh nghiệm bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Nói về kế hoạch sắp tới chị Nèang Chanh Đa Ra Ty cho biết dù dự án có tiếp tục hay kết thúc thì chị sẽ đem những kiến thức đã được học qua các buổi tập huấn để truyền đạt thông tin, tin tức cần thiết liên quan đến các dịch bệnh mới cho cộng đồng trên nhóm Zalo hoặc tuyên truyền, truyền đạt trực tiếp tới người dân.