Chủ tịch Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) là một trong những lãnh đạo bí ẩn và kín đáo nhất trên thế giới.
Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il qua đời
TQ giải mật chuyến thăm của Kim Jong-il
Chủ tịch Kim Jong-il. Ảnh: Corbis |
Là nhà cầm quyền cộng sản duy nhất theo chế độ cha truyền con nối, ông bị chỉ trích vì đe dọa ổn định trong khu vực bằng chính sách theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và thử các tên lửa tầm xa.
Sau khi cha ông là Kim Nhật Thành mất (năm 1994), rất ít người biết đến Kim Jong-il. Trước đó, ông hầu như không xuất hiện trước công chúng.
Giới truyền thông Hàn Quốc mô tả ông là một người tự phụ, với mái tóc chải phồng và hay đi đôi giày cao gót.
Konstantin Pulikovsky - một phái viên của Nga từng đi cùng chuyến tàu với Chủ tịch Kim trong thời gian ông tới Nga - đã kể lại rằng, lãnh đạo Triều Tiên ăn tôm hùm mỗi ngày. Ông dùng bữa bằng đũa bạc.
Mọi người cho rằng ông đã uống hết 10 cốc rượu trong kỳ hội nghị năm 2000 với người sau này trở thành Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Nhiều người nói rằng Chủ tịch Kim thích rượu cô-nhắc Hennessy VSOP.
Người được tôn sùng
Chủ tịch Kim Jong-il thời trẻ. Ảnh: Corbis |
Chủ tịch Kim Jong-il đã có cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright tại Bình Nhưỡng vào năm 2000. Bà cho rằng ông là người kiệm lời.
Một số người khác lại cho rằng Chủ tịch Kim là người có đầu óc khôn ngoan, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có thể củng cố được chế độ.
Hình ảnh của Chủ tịch Kim tại Hàn Quốc được mô tả là một anh hùng, với sự tôn kính đặc biệt.
Các quan chức Triều Tiên cho biết, ngày Chủ tịch Kim ra đời, có một hiện tượng thiện nhiên rất đặc biệt xảy ra: hai chiếc cầu vồng và một ngôi sao sáng cùng xuất hiện trên bầu trời.
Họ cũng cho biết thêm, Chủ tịch Kim đã viết 6 vở nhạc kịch trong vòng 2 năm, và đã tạo dựng nên mộ trong những bước ngoặt quan trọng nhất của Bình Nhưỡng.
Trên thực tế, theo các chuyên gia nước ngoài, Chủ tịch Kim Jong-il được sinh ra gần thành phố Khabarovsk của Nga - nơi nhóm du kích của Chủ tịch Kim Nhật Thành đã nhận được sự trợ giúp về mặt quân sự của Liên Xô.
Sau đó, ông Kim Jong-il ở Trung Quốc trong thời gian chiến tranh Nam - Bắc Hàn.
Cũng giống như các lãnh đạo khác của CHDCND Triều Tiên, ông Kim Jong-il đã tốt nghiệp Đại học Kim Il-sung.
Năm 1975, ông được người dân tôn sùng và gọi là "Lãnh tụ mến yêu", và 5 năm sau, ông tham gia vào Ủy ban Trung ương của Đảng Công nhân Triều Tiên. Ông được giao trách nhiệm đặc biệt về nghệ thuật và văn hóa.
Chủ tịch Kim Jong-il là người có tình yêu đặc biệt với phim ảnh. Có nguồn tin cho rằng ông đã sưu tập 20.000 bộ phim của Hollywood và thậm chí còn viết một cuốn sách về điện ảnh.
Kinh tế và hàn gắn
Năm 1991, ông được bầu làm chỉ huy tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Lúc đó, nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên đã rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và bị làm cho trầm trọng thêm bởi sự sụp đổ của Liên Xô - đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng.
Thương mại gặp khó khăn, đất nước bị thiếu hụt nhiên liệu để duy trì hoạt động của các nhà máy và công sở.
Thiên tai đã làm hỏng mùa màng và gây nên cái chết của rất nhiều người dân.
Tình trạng khó khăn này còn kéo dài cho tới sau khi Kim Jong-il kế nhiệm cha là Chủ tịch Kim Nhật Thành vào năm 1994. Chủ tịch Kim Jong-il đã đưa đất nước vượt qua được khủng hoảng, cùng với sự trợ giúp quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Ông cũng tới thăm Trung Quốc vài lần. Ông cũng thể hiện sự quan tâm tới cách mà Trung Quốc đưa các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa áp dụng vào nền kinh tế thị trường.
Sau khi tới thăm Trung Quốc và Thượng Hải vào năm 2000, 2001, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu thử nghiệm phương thức trên trong một quy mô nhỏ hẹp, với các doanh nghiệp tư nhân.
Ông cũng có các động thái để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.
Vào tháng 6/2000, ông đã có cuộc gặp với lãnh đạo Hàn Quốc Kim Dae-jung trong hội nghị thượng đỉnh liên triều đầu tiên kể từ sau chiến tranh Triều Tiên năm 1953, khiến hai miền nam, bắc bị chia cắt.
Thành quả chính từ hội nghị trên là tăng cường các mối liên hệ giữa hai quốc gia, bao gồm cả việc cho phép đoàn tụ các gia đình bị chiến tranh làm cho ly tán.
Tên lửa và các tin đồn
Vào tháng 8/2008, trên tạp chí của Nhật đưa tin Chủ tịch Triều Tiên đã qua đời từ năm 2003. Tờ báo trên cho rằng người xuất hiện trước công chúng chỉ là "người đóng thế".
Một tháng sau đó, các nguồn tin tình báo của Mỹ tuyên bố rằng Chủ tịch Kim đã bị đột quỵ. Đây là lý do tại sao ông không thể xuất hiện trong cuộc diễu binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập đất nước.
Vào tháng 4/2009, các nhà cầm quyền của CHDCND Triều Tiên đã phát một đoạn băng ghi hình ghi lại cảnh Chủ tịch Kim đến thăm các nhà máy sản xuất trong thời gian từ tháng 11-12/2008.
Tháng 8/2009, ông đã xuất hiện khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bay tới Triều Tiên để đón hai nhà báo Mỹ bị bắt sau khi thâm nhập trái phép vào nước này hồi tháng 3.
Chủ tịch Kim Jong-il đã đi theo đường lối của cha mình, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin làm nguyên tắc nền tảng.
Chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn gặp phải chỉ trích của cộng đồng quốc tế cũng như việc phát triển, thử nghiệm tiềm lực tên lửa tầm xa nhằm vào các thành phố của Mỹ.
Lê Thu (Theo BBC)