Trước khi loạt phim ‘Trò chơi Vương quyền’ gọi ông trùm mạng lưới thông tin là ‘The Spider’ (Người Nhện), James Jesus Angelton đã được gán biệt hiệu đó từ lâu. Mạng lưới phản gián của ông khiến mọi người tự hỏi – ông là kẻ điên rồ, thiên tài, hay cả hai?

‘Người Nhện’ điên rồ?

{keywords}
James Jesus Angelton

Vào thời điểm năm 1978, James Jesus Angleton được coi là điệp viên nổi tiếng nhất, hoặc cũng có thể là tai tiếng nhất, tại Mỹ. Sau khi vận hành các chiến dịch phản gián được hơn hai thập kỷ, Angleton bị buộc từ chức khỏi Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), sớm hơn ba năm so với dự kiến.

Trong các bản tin và câu chuyện hoàn toàn hoang đường, Angleton được mô tả như là một người kỳ cục và hoang tưởng, một bậc thầy đã giúp các chiến dịch tình báo của Mỹ an toàn khỏi những điệp viên nằm vùng Liên Xô, và cũng là một người điên cuồng với những lối ‘tư duy bệnh hoạn’ đã hủy hoại nhiều sự nghiệp và tê liệt CIA với ám ảnh săn lùng những kẻ phản bội.

Thực tế, có nhiều người nói Angleton đã tàn phá nhiều đến mức chính ông mới là ‘chuột chũi’.

Tên của ông gắn với từng sự kiện bí hiểm trong những năm 1960, bao gồm cả vụ ám sát Tổng thống John F. Kenedy và kế đó là vụ ám sát một trong những cô bồ của Tổng thống (vợ cũ của một nhân viên CIA).

Một điều dường như chắc chắn là sau nhiều năm, Angleton ngày càng tin rằng, Moscow có ‘mưu kế’ nhằm lường gạt Mỹ ở mọi cấp độ, hết lần này tới lần khác.

Angleton đã chủ động liên lạc với Christopher Dickey, nhà báo của tờ The Daily Beast, chỉ bởi Dickey đã từng đưa tin về phiên tòa xử David Trương (Trương Đình Hùng) - một người bị buộc tội làm gián điệp cho Việt Nam, và ‘đồng phạm’ người Mỹ Ronald Humphrey, một nhân viên của Cơ quan tuyên truyền USIA, thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.

Đòn thù từ vụ bê bối gián điệp

Ba năm sau khi cuộc chiến tại Việt Nam đi tới kết cục hỗn độn và bẽ bàng, vết thương bại trận vẫn hằn sâu trong tâm trí của Mỹ. Và vụ việc năm 1978 của Trương Đình Hùng xảy ra vào thời điểm thật khó xử, đúng hơn là đáng tiếc, một nỗ lực dường như để vớt vát thứ gì đó. Nhưng rồi điều này chẳng giải quyết được gì.

Trương Đình Hùng vốn là con trai của luật sư Trương Đình Dzu - ứng cử viên trong cuộc tranh cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1967. Ông Dzu là người chủ trương thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam, kêu gọi chấm dứt chiến tranh, ngừng oanh tạc miền Bắc.

Về sau liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ với 17% số phiếu bầu, nhưng cuộc bầu cử vừa chấm dứt thì ông Dzu bị bỏ tù cho tới tháng 4/1975. Khi cha bị chính quyền Đệ nhị Cộng hòa bắt, ông Hùng đang theo học tại đại học Standford, Mỹ, và tham gia hoạt động chính trị trong nhóm phản chiến.

Năm 1978, Dung Krall (Đặng Mỹ Dung, một phụ nữ gốc Việt, nhân viên của FBI) đã tố giác với CIA rằng Trương Đình Hùng là điệp viên, làm việc cho Việt Nam. Chứng cứ mà bà Dung Krall đưa ra, là hai văn kiện tối mật của Bộ Ngoại giao Mỹ do Donald Humphrey trao cho ông Hùng.

Hymphrey có vợ người Việt khi đó vẫn đang ở Việt Nam, và muốn nhờ ông Hùng giúp đưa bà sang Mỹ để đoàn tụ. FBI đã nghe lén điện thoại nhà riêng của ông Hùng, chụp trộm ảnh tại nhà Humphrey, dù không có giấy phép của tòa án.

AP số ra ngày 3/2/1978 đưa tin vụ bê bối đã khiến cho ông Đinh Bá Thi, trưởng phái đoàn Việt Nam tại New York bị trục xuất khỏi Mỹ. Năm 1980, ông Hùng và Humphrey bị xử 15 năm tù, nhưng cả hai được thả tự do sau hơn 7 năm thi hành án.

Trong cuốn hồi ký ‘Fighting Injustice’, Luật sư Micheal E. Tigar, đại diện cho ông Hùng trước tòa, mô tả vụ án này là một sự trả thù chính trị đối với những người phản chiến.

Vì sao điều này lại gây hứng thú cho Angelton - người đàn ông vẫn được nhiều người trong CIA gọi là ‘Mẹ’?

“Mẹ” hỏi Dickey về vụ gián điệp mà ông đang đưa tin: Có điều gì thú vị ở ông Trương Đình Hùng – con trai của ứng cử viên Tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1967, người khi ở Washington tự nhận mình là một tiếng nói thức tỉnh trong một cuộc chiến ngày càng điên rồ.

Angelton nói rằng: ông ấy (Hùng) dường như biết rõ những ai ở Washington D.C thực sự quan tâm tới Việt Nam.

Christopher Dickey tự nhủ, rốt cuộc Angelton muốn nói với ông điều gì liên quan tới vụ của Trương Đình Hùng? Động cơ thực sự sau vụ bê bối tai tiếng này là gì?

Lê Thu

(Còn nữa…)

Bí ẩn cuộc đời của nữ gián điệp lừng danh nước Mỹ

Bà hoạt động sau chiến tuyến đối phương, rồi bị Liên Xô bắt giữ. Nhưng Mỹ chưa bao giờ ghi nhận bà như một người hùng thực sự suốt 7 thập kỷ qua.

Mỹ phá vụ gián điệp TQ buôn lậu động cơ máy bay chiến đấu

Cơ quan an ninh Mỹ vừa ngăn chặn thành công một vụ phía Trung Quốc tìm cách có được động cơ máy bay chiến đấu tối tân và máy bay không người lái (UAV).

Hé lộ nơi cung cấp phần mềm gián điệp cho Mỹ

Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cục Phòng chống ma túy (DEA) và Lục quân Mỹ đều dùng phần mềm gián điệp của Hacking Team.