“Hôm nay 12/7, chiến hạm USS Benfold đã thực hiện các quyền tự do hàng hải ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, và việc này phù hợp với quy định luật pháp quốc tế. Những yêu sách hàng hải trái phép ở Biển Đông đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại và cơ hội tự do kinh tế cho các quốc gia xung quanh Biển Đông”, thông cáo từ Hạm đội 7 của Mỹ cho biết.

{keywords}
Tàu USS Benfold có mặt ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Hạm đội 7

“Nước Mỹ đề cao tự do hàng hải như một nguyên tắc. Chừng nào một số quốc gia tiếp tục khẳng định yêu sách hàng hải không phù hợp với các điều khoản quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), với mục đích hạn chế quyền tự do hàng hải của các nước khác thì chúng tôi sẽ tiếp tục đứng lên bảo vệ các quyền đó. Không một quốc gia nào phải chịu sự đe dọa hoặc ép buộc từ bỏ các quyền tự do hàng hải”, thông cáo nêu rõ.

Trong khi đó, phát ngôn viên Chiến khu Nam Bộ của Trung Quốc, ông Điền Quân Li hôm nay (12/7) tuyên bố việc Mỹ điều tàu tới vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa “đã làm tổn hại nghiêm trọng nền hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông, cũng như vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực trong luật pháp và quan hệ quốc tế”.

Tờ SCMP nhận định, động thái Mỹ điều chiến hạm tới Hoàng Sa diễn ra trong bối cảnh tròn 5 năm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết không công nhận yêu sách 'đường 9 đoạn' của Trung Quốc tại Biển Đông.

“Tòa Trọng tài Thường trực kết luận rằng không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước về Luật Biển cung cấp, tại vùng biển thuộc phạm vi 'đường 9 đoạn',” thông cáo báo chí của PCA khi đó viết.

Hôm 8/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp với vùng biển Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS".

Tuấn Trần

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/7 tái ủng hộ tuyên bố từ thời ông Trump, phản đối gần như toàn bộ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc điều tàu nghiên cứu lớn nhất đến Biển Đông

Trung Quốc điều tàu nghiên cứu lớn nhất đến Biển Đông

Tàu nghiên cứu lớn nhất và mới nhất của Trung Quốc dự kiến sẽ có chuyến đi đầu tiên tới Biển Đông trong tháng 10, nhằm thực hiện tham vọng khám phá vùng biển giàu tài nguyên này.