Chuyển đổi số ở Ninh Bình đã và đang được triển khai mạnh mẽ, toàn diện

Diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp gặp gỡ, cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, sáng kiến hay về chuyển đổi số.  Đây cũng là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng tìm ra các định hướng, chiến lược, giải pháp cho phát triển dữ liệu, ứng dụng công nghệ số thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Phát biểu tại diễn đàn, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã khái quát về truyền thống lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.

Ông Huấn khẳng định, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là trụ cột cốt lõi cho định hướng chiến lược phát triển tỉnh Ninh Bình đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình  Đoàn Thanh Hải cho biết, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đặc biệt quan tâm đến công tác chuyển đổi số.

Cụ thể, trong  giai đoạn 2021-2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-TU về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết. Do đó, chuyển đổi số ở Ninh Bình đã và đang được triển khai mạnh mẽ, toàn diện ở mọi lĩnh vực. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, trong quý III, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được quan tâm thực hiện, việc giải quyết TTHC nhanh chóng, kịp thời, minh bạch thông qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

Công tác kiểm soát TTHC của tỉnh tiếp tục được thực hiện nghiêm và đạt hiệu quả. Trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính nói chung, kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng tiếp tục được phát huy, đạt hiệu quả tích cực.

ảnh bài 2.jpg
 Người dân tỉnh Ninh Bình đã quen thực hiện các dịch vụ công trên môi trường mạng. Ảnh: Nguyễn Huyền

Nỗ lực điều hành, kiểm soát công tác giải quyết thủ tục hành chính

Công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn toàn tỉnh đã được Văn phòng UBND tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo chất lượng, qua đó giúp cho công tác quản lý, điều hành công tác cải cách TTHC và công tác kiểm soát TTHC của UBND tỉnh đạt kết quả cao, được đông đảo người dân ủng hộ.

Kho dữ liệu của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã chính thức khai thác sử dụng, tạo điều kiện rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành và các địa phương đều được cập nhật, công bố, niêm yết công khai đảm bảo đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức đến liên hệ giải quyết TTHC, mang lại những hiệu quả tích cực, rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.

Đội ngũ cán bộ đầu mối của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã chủ động, phối hợp, trao đổi trực tiếp với Văn phòng UBND tỉnh để tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC tại các đơn vị, địa phương đạt yêu cầu.

Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Ninh Bình đã thực hiện kết nối toàn diện với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) để thực hiện đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong đó, kết nối và đồng bộ trạng thái hồ sơ 5 TTHC lên Cổng dịch vụ công quốc gia, triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử; các dịch vụ công về hoạt động khuyến mại; đã kết nối với nền tảng thanh toán trực tuyến, thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Trong quý III/2024, tổng số hồ sơ đồng bộ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là 124.760 hồ sơ; số lượng hồ sơ nộp từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia là 28.130 hồ sơ.

Đình Sơn