Cho tới giờ, việc sử dụng vũ khí chết người trong trận chiến với kẻ thù vẫn do con người quyết định, song những thay đổi mang tính bước ngoặt đang tới gần.

Ông Trump ngồi nhà, ông Tập 'vùi dập' Mỹ ở APEC

Nghị lực phi thường của thiếu nữ mắc hội chứng Down

Vì sao hội nghị thượng đỉnh APEC không ra tuyên bố chung?

Những tiến bộ về trí thông minh nhân tạo (AI) gồm cả công nghệ nhận diện hình ảnh dựa trên silicon và công nghệ robot tiên tiến, đã biến ý tưởng từng được coi là ngoài sức tưởng tượng về "robot giết người", những cỗ máy chiến tranh tự động hiện đại có thể bắn đạn thật, tự tìm và hủy diệt các chiến binh trên chiến trường, trở nên thực tế hơn.

{keywords}
 

Trong số các quốc gia, hiện Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực đạt tiến bộ với các máy tính xác định mục tiêu, cảm biến được sử dụng phối hợp với robot có năng lực nhận diện hình ảnh, hoạt động bán tự chủ, theo một bài báo trên tờ New York Post của Mỹ.

Anh và Israel hiện cũng sử dụng tên lửa và máy bay không người lái với các tính năng tự động, những vũ khí này có thể tấn công radar, xe cộ hay tàu của kẻ thù mà không cần sự chỉ huy của con người.

Công nghệ để các hệ thống vũ khí có thể tự động nhận diện và hủy diệt mục tiêu đã tồn tại từ nhiều thập niên. Vào những năm 1980 và 1990, các nhà hoạch định chiến tranh Mỹ đã phát triển loại tên lửa Harpoon và Tomahawk, có thể tự động nhận diện mục tiêu.

Năm 2003, lục quân Mỹ đã phát triển được Hệ thống chống đạn pháo, đạn cối và rocket (C-RAM) - giúp phát hiện rocket, đạn pháo và đạn cối đang lao tới trong khi vẫn đang ở trên trời và cảnh báo người trực. Một hệ thống như vậy cho phép những người trực - chỉ bằng ấn nút - tiêu diệt các mối đe dọa đang lao tới với đạn tự phá hủy trên không nhằm giảm thiểu thương vong cho dân thường trên mặt đất.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, hải quân Mỹ đã sử dụng hệ thống vũ khí Phalanx để chống lại tên lửa chống hạm và trực thăng, kết nối cảm biến giữa tàu, máy bay trong hạm đội để chọn ra các mối đe dọa trên không và tấn công nó bằng tên lửa đặt trên tàu, tất cả đều không cần sự can thiệp của người trực.

Robert Work, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington, Mỹ gần đây nói với tờ New York Post rằng một robot giết người thực sự có thể được định nghĩa là vũ khí gây chết người tự chủ, nó có thể quyết định ai và cái gì cần hủy diệt, dựa trên những gì được lập trình.

Hiện nay, cơ quan các dự án nghiên cứu tiến tiến (DARPA) của Mỹ đang có chương trình phát triển phần mềm cho phép các nhóm máy bay không người lái làm việc cùng nhau, gọi tắt là CODE.

Theo ông Paul Scharre, tác giả của báo cáo "Quân đội không người: Vũ khí tự chủ và Tương lai chiến tranh", mục đích của CODE không phải là phát triển vũ khí tự chủ, mà là "thích ứng với một thế giới, nơi chúng ta sẽ có nhiều nhóm người máy hoạt động với nhau dưới sự kiểm soát của một người".

Nhà nghiên cứu này cho rằng, vai trò của người trực trong chương trình CODE chỉ đơn giản là giám sát các máy bay không người lái.

Hoài Linh

Sức mạnh đáng nể của các tàu ngầm phi hạt nhân Đức

Sức mạnh đáng nể của các tàu ngầm phi hạt nhân Đức

Dàn tàu ngầm phi hạt nhân của Đức được áp dụng công nghệ chế tạo và vũ khí tiên tiến hàng đầu thế giới khiến các đối thủ luôn phải dè chừng.

Những hình ảnh ghê sợ về cuộc đại chiến tàn khốc

Những hình ảnh ghê sợ về cuộc đại chiến tàn khốc

Thế chiến 1 khốc liệt đã kết thúc được 100 năm. Nhưng cuộc chiến tranh thế giới này vẫn là một bài học lớn, một lời cảnh tỉnh cho nhân loại hôm nay.

Vì sao Nga giữ ngôi vị “ông trùm” vũ khí thứ 2 thế giới?

Vì sao Nga giữ ngôi vị “ông trùm” vũ khí thứ 2 thế giới?

Theo các chuyên gia quân sự, có 4 yếu tố then chốt giúp Nga giữ vững ngôi vị nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới.