- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau khi hoàn thành đề án vị trí việc làm, chắc chắn 5 “siêu ban” quản lý dự án sẽ giảm xuống.
Tại hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội sáng nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nói về vấn đề 5 “siêu ban” quản lý dự án, với 984 người, trong đó có 5 công chức, 706 viên chức và 273 lao động hợp đồng.
Theo Chủ tịch Hà Nội, bước đầu các ban quản lý dự án hình thành trên cơ sở nhập tất cả các ban quản lý dự án của các sở lại. Đến giai đoạn 2, TP sẽ xây dựng đề án vị trí việc làm của tất cả các ban quản lý dự án này.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung |
Ông Chung nói: “Sắp xếp theo đề án vị trí việc làm thì chắc chắn sẽ giảm các ban quản lý dự án này".
Theo ông Chung, cùng với việc xây dựng đề án vị trí việc làm, TP Hà Nội cũng đang rà soát khoảng 400 dự án các ban quản lý dự án đang tiếp nhận.
Trên cơ sở đó, nếu dự án nào không nằm trong chương trình đầu tư công, TP sẽ yêu cầu dừng lại. Dự án nào đã hoàn thành, sẽ tập trung thanh quyết toán, kiểm toán. Với dự án có chủ trương đầu tư, TP sẽ đôn đốc sớm triển khai.
Trước đó, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội có báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ của 5 ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành của thành phố gồm: Ban Quản lý dự án dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án giao thông, Ban Quản lý dự án NN&PTNT, Ban Quản lý dự án văn hóa xã hội, Ban Quản lý dự án cấp nước, thoát nước và môi trường.
Đại diện HĐND TP Hà Nội đánh giá, các Ban Quản lý dự án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động (kinh phí hoạt động trích theo tỉ lệ trên kế hoạch vốn được giao).
Đặc biệt, một số ban quản lý dự án chưa đủ kinh phí để trả lương cho cán bộ, người lao động năm 2017. Do vậy, Ban Quản lý dự án phải trình UBND TP Hà Nội ứng trước ngân sách. Trong đó, Ban Quản lý dự án NN&PTNT đã được TP hỗ trợ 1,4 tỷ đồng và tạm ứng ngân sách TP 6,2 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án giao thông dự kiến chỉ đủ chi phí hoạt động đến hết quý 3/2017.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên được Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội chỉ rõ là do số lượng cán bộ, người lao động nhiều hơn so với khối lượng công việc tương ứng số lượng dự án, kế hoạch vốn được giao triển khai. Ngoài ra, thành phố chưa kịp hướng dẫn, quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trong quyết định phê duyệt dự toán chi phí quản lý của ban quản lý dự án.
Hà Nội có 5 'siêu ban', đông ngàn người
Gần 1.000 cán bộ đang làm việc tại 5 BQL dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành của TP Hà Nội.
Tinh giản biên chế: 'Giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi'
Bộ trưởng Nội vụ kể trong quá trình làm việc về tinh giản biên chế với các địa phương, có nhiều ý kiến. "Giảm đâu thì giảm, đừng giảm chỗ tôi”.
Cán bộ chín ép, chín nhanh thành chín rụng
Khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật cách chức, dư luận bày tỏ sự đồng tình với Trung ương.
Hà Nội: Tinh giản biên chế chủ yếu đối tượng về hưu
Việc tinh giản biên chế của các đơn vị đối tượng chủ yếu là về hưu chứ không phải qua công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
Đề nghị tổng rà soát bằng cấp khi bổ nhiệm cán bộ
Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đề nghị rà soát về tiêu chuẩn, chứng chỉ, bằng cấp và việc tuân thủ quy trình bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ.
Hương Quỳnh