Kết quả sau 1 năm triển khai Nghị quyết 98:
Về lĩnh vực quản lý đầu tư đang triển khai 4 cơ chế, bao gồm: bố trí vốn đầu tư công 3.794 tỷ đồng hỗ trợ giảm nghèo và giải quyết việc làm; thông qua danh mục 7 vị trí phát triển TOD dọc các tuyến Metro; ban hành danh mục 41 dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa theo phương thức đối tác công tư; thông qua 5 dự án BOT nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa đường bộ hiện hữu.
Nhóm cơ chế về tài chính, ngân sách nhà nước có 12 cơ chế, đã và đang triển khai 5/12, bao gồm: bố trí vốn đầu tư công 1.500 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội; đưa vào cân đối từ nguồn cải cách tiền lương ngân sách thành phố để chi thu nhập tăng thêm 11.287 tỷ đồng; hỗ trợ cho tỉnh Điện Biên 75 tỷ đồng để thực hiện một số công trình; hỗ trợ Cuba 10 bộ máy vi tính, 500 xe đạp và 500 tấn gạo.
Nhóm cơ chế về quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường có 13 cơ chế, đã và đang triển khai 7/13, bao gồm: chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa cho 1 dự án với diện tích là 0,04ha; chấp thuận chủ trương đầu tư cho 1 dự án cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 căn hộ nhà ở xã hội; 5 đơn vị đăng ký thực hiện chuyển đổi công nghệ đốt rác phát điện cho 5 nhà máy; 2 dự án được bổ sung mục tiêu đốt rác phát điện.
Về ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược có 1 cơ chế. Thành phố đã xây dựng mẫu công bố thông tin dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược và đang lấy ý kiến các bộ và cơ quan có liên quan và cập nhật lại biểu mẫu theo các quy định mới của Luật Đấu thầu năm 2023.
Nhóm cơ chế về quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo có 2 cơ chế, đang triển khai cả 2. Đối với hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên đã nhận được 48 hồ sơ đăng ký hợp lệ. Hội đồng tư vấn đã tuyển chọn được 21/48 hồ sơ và bước đầu hỗ trợ cho 15/21 hồ sơ.
Nhóm cơ chế về tổ chức bộ máy chính quyền của thành phố có 10 cơ chế, đang triển khai 9/10. Thành phố đã cơ bản hoàn thành việc thành lập thêm cơ quan chuyên môn và sắp xếp đơn vị công lập với việc thành lập Sở An toàn thực phẩm và Trung tâm Chuyển đổi số; bổ sung 1 Phó chủ tịch HĐND, 1 Phó chủ tịch UBND cho TP Thủ Đức, 1 Phó chủ tịch UBND cho 2 huyện (Cần Giờ, Hóc Môn), 51/52 Phó chủ tịch UBND đối với 51/52 phường, xã, thị trấn có quy mô dân số từ 50 nghìn người trở lên.
Nhóm cơ chế về tổ chức bộ máy chính quyền TP Thủ Đức có 2 nhóm cơ chế về phân cấp, ủy quyền và về tổ chức bộ máy. Thủ Đức đã cơ bản hoàn thành các nhóm cơ chế này.