Đối với mỗi người dân Việt Nam, được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là một niềm vinh dự. Với 2 nữ anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế và Trương Thị Diên ở tỉnh Quảng Bình, họ không bao giờ quên lời nói và hình ảnh giản dị, gần gũi của Bác sau những lần gặp Người.
Tháng 6/1965, giặc Mỹ leo thang bắn phá ác liệt miền Bắc, bà Nguyễn Thị Kim Huế ở xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch tình nguyện tham gia lực lượng thanh niên xung phong, bảo vệ con đường 12A máu lửa.
Bà cùng đồng đội canh giữ đoạn đường từ Khe Tang tới Cổng Trời, thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đây là đoạn đường địch đánh phá ác liệt nhất.
Năm 1967, bà Nguyễn Thị Kim Huế vinh dự được gặp Bác và tặng hoa cho Bác. |
Bà Huế kể, làm nhiệm vụ phá bom, lấp hố bom mở đường luôn đối mặt với hiểm nguy. Ngày ấy, nhiều đồng đội của bà đã hy sinh, bà Huế nhiều lần bị thương.
"Địch đánh rất ác liệt nhưng quân ta không sợ chết, không sợ đói, chị em hy sinh nhiều. Tôi cũng bị đất vùi nhiều lần, bị thương nhiều lần, nên vẫn quyết tâm làm đường để xe qua"- bà Huế kể lại.
Bà Nguyễn Thị Kim Huế bên tấm ảnh được chụp cùng Bác Hồ. |
Năm 1967, bà Nguyễn Thị Kim Huế có mặt trong Đoàn Đại biểu tỉnh Quảng Bình ra Hà Nội tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc. Tại dây, bà Huế vinh dự được Bác Hồ gắn huy hiệu anh hùng lên ngực áo và trao tặng một chiếc đồng hồ đeo tay.
Tháng 10/1967, nữ anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế được cử sang Liên Xô dự lễ kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Trước lúc đi, bà cùng Đoàn đại biểu được trò chuyện và ngồi ăn cơm với Bác. Bà cũng không ngờ đây là lần cuối cùng được gặp Bác.
"Mỗi lần gặp Bác tôi đều có cảm xúc rất khác nhau. Cách mình làm, suy nghĩ, sống như thế nào, hoàn cảnh của mình ra sao Bác đều hiểu cho nên Bác dặn từng lời, từng chữ. Cảm xúc đó gần gũi, thân thương, ấm áp lạ thường. Tưởng nhớ Bác nên tôi đã lập bàn thờ thờ Bác ở gia đình" - bà Huế chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Kim Huế lập bàn thờ thờ Bác Hồ tại gia đình. |
Nữ anh hùng Trương Thị Diên, ở phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình năm nay cũng đã bước qua tuổi 80. Mỗi khi nhắc lại những lần gặp Bác, bà Diên không giấu được niềm tự hào.
Năm 20 tuổi, bà Diên được cử đi tập huấn về nghiệp vụ dạy lớp vỡ lòng ngắn ngày. Năm 1965, trong lúc dạy học thì máy bay Mỹ đánh bom vào lớp học, bà Diên nhanh chóng kéo 25 cháu vào hầm trú ẩn an toàn. Sau đó, bà Diên được cử ra Hà Nội dự Đại hội thi đua yêu nước và được gặp Bác Hồ.
Niềm vui lớn hơn khi bà cùng đoàn Quảng Bình được Bác mời ăn cơm. Trong bữa ăn, Bác ân cần dặn dò mọi người khi về Quảng Bình phải cố gắng phục vụ nhân dân, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trước khi ra về, mỗi thành viên trong đoàn được Bác tặng 1 chiếc Huy hiệu Bác Hồ. Riêng bà Diên có con nhỏ được Bác tặng thêm 2 gói kẹo.
"Gặp Bác Hồ tôi quá xúc động và mừng lắm, muốn nói nhiều mà không nói được. Bác bắt tay mà tôi không dám giơ tay, vì sợ. Bác mời riêng đoàn Quảng Bình tại Phủ Chủ tịch, Bác mời ăn hoa quả và kẹo bánh và căn dặn" - bà Diên kể lại.
Bà Trương Thị Diên (người quàng khăn) vinh dự được gặp Bác tại Đại hội thi đua yêu nước. |
Mấy chục năm xa Bác, bây giờ 2 nữ anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế và Trương Thị Diên đã ngoài 80 tuổi nhưng những lời căn dặn của Bác H
Di chúc của Bác Hồ được lưu giữ, bảo quản như thế nào?
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đang được Cục Lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng bảo quản theo chế độ đặc biệt.
Theo VOV