Độc giả Tô Chinh, ngay sau sự kiện động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã gửi về cho VietNamNet những tin tức nóng hổi về các du HS thoát chết từ Sendai, vùng tâm chấn động đất ở Nhật Bản.
Ngay sau khi đã thiết lập đường dây nóng lúc 1h00, nick sendai113 của Tô Chinh đã có rất nhiều độc giả nhập vào, và liên tục cập nhật thông tin từ nơi tâm chấn ở Sendai. Đã có vài gia đình an tâm khi nhận được thông từ những người thân của họ từ vùng nguy hiểm nhất.
TIN LIÊN QUAN
Du HS học cách bình thản trước động đất
Vì sao người Nhật không hoảng loạn?
Toàn cảnh động đất tàn phá Nhật Bản
Nắm thông tin người Việt tại Nhật sau động đất
Viết từ Nhật Bản, nơi không nước mắt rơi
Một gia đình đi qua những chiếc xe bị lật nhào ở Sendai, Nhật Bản. Ảnh: CNN. |
Cậu sinh viên bán phở ở Sendai
Nguyễn Thành Nhất là người Yên Lạc-Vĩnh Phúc, đã theo học khoa CNTT tại Trường HaNoi Aptech và khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Vicefo College tại Hà Nội, được gia đình cho đi du học chuyển tiếp tại Sendai từ năm 2008.
Tại đây, vì thèm bát phở quê nhà, lại thấy một bán bún ở Sendai đắt gấp 10 lần so với ở nhà, Nhất đã mạnh bạo vay tiền ở quê nhà mở 1 quán phở mang tên mình là: Nguyen T.
Đây là quán phở Việt Nam đầu tiên tại khu vực Aobaku-Kokubuncho, nằm giữa trung tâm thành phố Sendai. Quán phở vừa mới mở được 2 tháng nên vẫn chưa nhiều người biết.
Cuối tháng 2/2011 vừa qua đã có phóng viên ở Sendai đến thưởng thức khen ngon và có bài báo viết ca ngợi phở Việt tại Sendai, ngay sau đó thông tin được lan đi và quán khách tự nhiên đông đến kỳ lạ.
Nhất đã thuê đầu bếp là người Việt có tay nghề giỏi trả mức lương cao, và đang rao vặt tuyển nhân viên phục vụ tại quán có ưu tiên là sinh viên Việt Nam vừa mới sang Nhật.....
Nhất có đôi lần gọi điện về khoe với gia đình là công việc bên này đang phát triển và đông khách lắm, ông bà, bố mẹ của Nhất vẫn hàng ngày thông tin cho con, nghe ngóng xem con mình vừa học vừa kinh doanh bên đó thế nào, có tốt hay không.
Cách đây 1 tháng mẹ của Nhất đi lễ, vô tình rút quẻ đầu năm cho Nhất thì thầy chùa nói rằng: Hạn nặng Thủy Sơn Khiển, đi mắc núi trở lại mắc sông, cẩn thận vào 2 ngày 23/1 (âm) và nặng nhất là ngày 7/2 (âm) tức ngày 11/3.
Bà cũng đã nhắc nhở bằng linh cảm cho Nhất một đôi lần qua điện thoại và còn cẩn thận thúc giục ông nhắn tin vài lần vào máy của Nhất, tin nhắn này chắc chắn vẫn còn y nguyên trên máy.
Chiều ngày 11/3/2011, Nhất vẫn đi học như bình thường trên tầng 6 của trường, cách nhà 15 phút đi xe buýt. Bỗng nhiên, dư chấn rung lắc càng ngày càng mạnh, bao nhiêu bàn ghế và khung cửa sổ rơi loảng choảng, cả lớp chỉ có Nhất là người Việt.
Sao mà lắc lư đung đưa lâu thế, ùa sang bên tường bên này, đập sang bên tường kia, đứa khóc, đứa kêu ...hoảng và sợ. Tất cả lớp cuối cùng đã thoát dọc xuống cầu thang bộ chạy ra phố cùng dòng người đi theo lệnh tị nạn về trung tâm thành phố.
Tranh thủ buổi chiều lao về quán của mình thì ôi thôi, bao nhiêu đồ đạc vừa đầu tư bằng thủy tinh, đồ sứ....đã tan hoang, méo mó. Mấy thùng nước ngọt dự trữ vẫn còn và đây là tài sản quý giá nhất cho những ngày sống tiếp theo khi mà điện, nước, ga đã cắt...
Tất cả mọi thứ sẽ làm lại từ đầu.
Một cô giáo người Việt ở Sendai
Nguyễn Thị Thu Thà, phó chủ tịch HĐQT của Trường Kinh tế Ngoại giao Việt Nam (Vicefo College) tại Hà Nội, đang đi tu nghiệp và công tác tại Sendai- Nhật Bản kể rằng:
“Tôi đã ở Nhật nhiều năm, đã trải qua nhiều trận động đất, nhưng lần này là kinh khủng nhất, khi vừa có dư chấn thì vẫn bình thường, nhưng dư chấn ngày càng mạnh hơn khiến đồ đạc đổ vỡ thì mọi người mới bắt đầu sợ và chạy ra đường.”
Ở khu ngoài cảng đi sâu vào đất liền khoảng 5-10 km thì thực sự mọi người không kịp trở tay, vì không nghĩ sóng thần lại ập vào chỉ sau khoảng 30 phút nên khu vực này thiệt hại về người và của nhiều.
Sau một đêm thức trắng chạy tị nạn, sáng hôm sau, cô đã dùng ô tô của mình đến bệnh viện Shiritsu Biyoin ở Sendai để trợ giúp cho những gia đình người Việt có trẻ nhỏ vào tạm lánh.
Cô Thu Thà thông tin thêm: Tại 2 thị trấn vùng ven biển là Natori và Minamisoma có người Việt sang định cư lâu năm ở đây, có vài người biết có gia đình người Hà Tây (cũ) đã sang định cư tại đây từ những năm 80.
Vùng này bị ảnh hưởng khá nặng của sóng thần và đến giờ vẫn không có thông tin gì về người Việt ở đây là còn an toàn hay không?. Còn người Việt ta ở trung tâm Sendai cũng khá đông, đặc biệt là nhiều SV đi tu nghiệp và du học vẫn an toàn.
Sáng 13/3/2011, cô Thà đã liên hệ được hơn chục sinh viên (quê ở Nghệ An, Hà Nội, Hưng Yên...) đến Quán Phở Nguyen-T của Nguyễn Thành Nhất để trợ giúp công tác sinh hoạt cá nhân sau hơn một ngày tị nạn mệt nhọc.
Sau đó cô huy động mọi người đi mua sắm lương thực để dự trữ. Công việc đi mua ở chợ và siêu thị sáng hôm đó khá vất vả, mọi người phải xếp hàng chờ đến lượt, nhiều người dân Sendai tranh nhau.
Có người đòi mua vài chục kg lương thực, nhưng những người khác đều phản đối và chủ cửa hàng phải quy định, mỗi người không được mua quá 20kg, đúng là lúc này có tiền cũng không giải quyết được vấn đề gì. Chỉ có cách là người Việt ta cần phải giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
Cô Thà kêu gọi thông qua nick YM: sendai113: Nếu có ai đang làm việc tại các siêu thị ở Sendai có lương thực, nước ngọt, bình ga mini, dầu... thì báo tin cho biết để cô huy động người Việt mình mua tích trữ đề phòng mọi việc xấu tiếp theo.
Để đề phòng, cô sẽ cử 1 người về Việt Nam vào tuần tới để xin tiếp tế lương thực qua đường hàng không nếu như trong vài tuần tới tình hình ở Sendai khan hiếm lương thực, nhưng cũng phải chờ sân bay Sendai khắc phục, còn chờ vào tàu điện ngầm và đường bộ từ Sendai về Tokyo thì chưa biết đến báo giờ? Đây là bế tắc nhất mà chưa biết tính thế nào?
Tại quận Wakabayashiku phải mất 20 ngày nữa mới có ga, nước sinh hoạt cũng đang rất thiếu, còn mới khắc phục được đôi chỗ nên người Việt cũng phải tranh thủ cắm sục cho có nước ấm để tắm giặt, vì bên này thời tiết khá lạnh 4-10 độ.
Chiều 13/3, cũng có một vài đơn vị viễn thông đã khắc phục được điện thoại di động. Đây là cơ hội để nhiều bạn tự liên hệ về với gia đình ở Việt Nam đang ngóng trông.
Qua đây, cô Thà cũng mong muốn Việt Nam hoặc các công ty đang có quan hệ kinh tế với Nhật có chút ít viện trợ bằng lương thực như: gạo, nước tinh khiết... đến vùng Sendai thì ý nghĩa biết bao.
Chiều 13/3 cũng đã thấy một số tổ chức nước ngoài sang Sendai làm công tác trợ giúp nhân đạo. Mặc dù đất nước Nhật vẫn đủ kinh tế để nhanh khắc phục hậu quả, nhưng lần thiên tai này quá khủng khiếp và người dân tuy rất bình tĩnh nhưng vẫn cần những tấm lòng từ bên ngoài.
Internet vẫn là kênh thông tin hữu hiệu nhất
Thông qua hòm thư yahoo YM: sendai113 được thiết lập để trợ giúp thông tin cùng với Hội thanh niên và sinh viên vùng Tohoku- Nhật, chúng tôi mới được biết khá nhiều người Việt mình đến giờ vẫn chưa có thông tin, mặc dù ở Sendai đã có điện và Internet.
Đến chiều 13/3/2011, sendai113 đã nhận được 2/3 độc giả phản hồi là đã liên lạc được với người thân của mình tại Nhật rồi, nhưng chủ yếu vẫn là liên lạc được qua kênh Internet.
Ngay sau động đất và sóng thần thì phần lớn là tê liệt mạng điện thoại, chỉ duy nhất có kênh Internet bằng wif max từ Nhật là có thể liên hệ phản hồi về Việt Nam.
Thông tin từ đại sứ quán Nhật tại Việt Nam, có khoảng 30.000 người Việt sinh sống ở Nhật, khoảng 17.000 là tu nghiệp và du học.
Nguyễn Thành Nhất là người Yên Lạc-Vĩnh Phúc, đã theo học khoa CNTT tại Trường HaNoi Aptech và khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Vicefo College tại Hà Nội, được gia đình cho đi du học chuyển tiếp tại Sendai từ năm 2008.
Tại đây, vì thèm bát phở quê nhà, lại thấy một bán bún ở Sendai đắt gấp 10 lần so với ở nhà, Nhất đã mạnh bạo vay tiền ở quê nhà mở 1 quán phở mang tên mình là: Nguyen T.
Đây là quán phở Việt Nam đầu tiên tại khu vực Aobaku-Kokubuncho, nằm giữa trung tâm thành phố Sendai. Quán phở vừa mới mở được 2 tháng nên vẫn chưa nhiều người biết.
Cuối tháng 2/2011 vừa qua đã có phóng viên ở Sendai đến thưởng thức khen ngon và có bài báo viết ca ngợi phở Việt tại Sendai, ngay sau đó thông tin được lan đi và quán khách tự nhiên đông đến kỳ lạ.
Nhất đã thuê đầu bếp là người Việt có tay nghề giỏi trả mức lương cao, và đang rao vặt tuyển nhân viên phục vụ tại quán có ưu tiên là sinh viên Việt Nam vừa mới sang Nhật.....
Nhất có đôi lần gọi điện về khoe với gia đình là công việc bên này đang phát triển và đông khách lắm, ông bà, bố mẹ của Nhất vẫn hàng ngày thông tin cho con, nghe ngóng xem con mình vừa học vừa kinh doanh bên đó thế nào, có tốt hay không.
Cách đây 1 tháng mẹ của Nhất đi lễ, vô tình rút quẻ đầu năm cho Nhất thì thầy chùa nói rằng: Hạn nặng Thủy Sơn Khiển, đi mắc núi trở lại mắc sông, cẩn thận vào 2 ngày 23/1 (âm) và nặng nhất là ngày 7/2 (âm) tức ngày 11/3.
Bà cũng đã nhắc nhở bằng linh cảm cho Nhất một đôi lần qua điện thoại và còn cẩn thận thúc giục ông nhắn tin vài lần vào máy của Nhất, tin nhắn này chắc chắn vẫn còn y nguyên trên máy.
Chiều ngày 11/3/2011, Nhất vẫn đi học như bình thường trên tầng 6 của trường, cách nhà 15 phút đi xe buýt. Bỗng nhiên, dư chấn rung lắc càng ngày càng mạnh, bao nhiêu bàn ghế và khung cửa sổ rơi loảng choảng, cả lớp chỉ có Nhất là người Việt.
Sao mà lắc lư đung đưa lâu thế, ùa sang bên tường bên này, đập sang bên tường kia, đứa khóc, đứa kêu ...hoảng và sợ. Tất cả lớp cuối cùng đã thoát dọc xuống cầu thang bộ chạy ra phố cùng dòng người đi theo lệnh tị nạn về trung tâm thành phố.
Tranh thủ buổi chiều lao về quán của mình thì ôi thôi, bao nhiêu đồ đạc vừa đầu tư bằng thủy tinh, đồ sứ....đã tan hoang, méo mó. Mấy thùng nước ngọt dự trữ vẫn còn và đây là tài sản quý giá nhất cho những ngày sống tiếp theo khi mà điện, nước, ga đã cắt...
Tất cả mọi thứ sẽ làm lại từ đầu.
Một cô giáo người Việt ở Sendai
Nguyễn Thị Thu Thà, phó chủ tịch HĐQT của Trường Kinh tế Ngoại giao Việt Nam (Vicefo College) tại Hà Nội, đang đi tu nghiệp và công tác tại Sendai- Nhật Bản kể rằng:
“Tôi đã ở Nhật nhiều năm, đã trải qua nhiều trận động đất, nhưng lần này là kinh khủng nhất, khi vừa có dư chấn thì vẫn bình thường, nhưng dư chấn ngày càng mạnh hơn khiến đồ đạc đổ vỡ thì mọi người mới bắt đầu sợ và chạy ra đường.”
Ở khu ngoài cảng đi sâu vào đất liền khoảng 5-10 km thì thực sự mọi người không kịp trở tay, vì không nghĩ sóng thần lại ập vào chỉ sau khoảng 30 phút nên khu vực này thiệt hại về người và của nhiều.
Sau một đêm thức trắng chạy tị nạn, sáng hôm sau, cô đã dùng ô tô của mình đến bệnh viện Shiritsu Biyoin ở Sendai để trợ giúp cho những gia đình người Việt có trẻ nhỏ vào tạm lánh.
Cô Thu Thà thông tin thêm: Tại 2 thị trấn vùng ven biển là Natori và Minamisoma có người Việt sang định cư lâu năm ở đây, có vài người biết có gia đình người Hà Tây (cũ) đã sang định cư tại đây từ những năm 80.
Vùng này bị ảnh hưởng khá nặng của sóng thần và đến giờ vẫn không có thông tin gì về người Việt ở đây là còn an toàn hay không?. Còn người Việt ta ở trung tâm Sendai cũng khá đông, đặc biệt là nhiều SV đi tu nghiệp và du học vẫn an toàn.
Sáng 13/3/2011, cô Thà đã liên hệ được hơn chục sinh viên (quê ở Nghệ An, Hà Nội, Hưng Yên...) đến Quán Phở Nguyen-T của Nguyễn Thành Nhất để trợ giúp công tác sinh hoạt cá nhân sau hơn một ngày tị nạn mệt nhọc.
Sau đó cô huy động mọi người đi mua sắm lương thực để dự trữ. Công việc đi mua ở chợ và siêu thị sáng hôm đó khá vất vả, mọi người phải xếp hàng chờ đến lượt, nhiều người dân Sendai tranh nhau.
Có người đòi mua vài chục kg lương thực, nhưng những người khác đều phản đối và chủ cửa hàng phải quy định, mỗi người không được mua quá 20kg, đúng là lúc này có tiền cũng không giải quyết được vấn đề gì. Chỉ có cách là người Việt ta cần phải giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
Cô Thà kêu gọi thông qua nick YM: sendai113: Nếu có ai đang làm việc tại các siêu thị ở Sendai có lương thực, nước ngọt, bình ga mini, dầu... thì báo tin cho biết để cô huy động người Việt mình mua tích trữ đề phòng mọi việc xấu tiếp theo.
Để đề phòng, cô sẽ cử 1 người về Việt Nam vào tuần tới để xin tiếp tế lương thực qua đường hàng không nếu như trong vài tuần tới tình hình ở Sendai khan hiếm lương thực, nhưng cũng phải chờ sân bay Sendai khắc phục, còn chờ vào tàu điện ngầm và đường bộ từ Sendai về Tokyo thì chưa biết đến báo giờ? Đây là bế tắc nhất mà chưa biết tính thế nào?
Tại quận Wakabayashiku phải mất 20 ngày nữa mới có ga, nước sinh hoạt cũng đang rất thiếu, còn mới khắc phục được đôi chỗ nên người Việt cũng phải tranh thủ cắm sục cho có nước ấm để tắm giặt, vì bên này thời tiết khá lạnh 4-10 độ.
Chiều 13/3, cũng có một vài đơn vị viễn thông đã khắc phục được điện thoại di động. Đây là cơ hội để nhiều bạn tự liên hệ về với gia đình ở Việt Nam đang ngóng trông.
Qua đây, cô Thà cũng mong muốn Việt Nam hoặc các công ty đang có quan hệ kinh tế với Nhật có chút ít viện trợ bằng lương thực như: gạo, nước tinh khiết... đến vùng Sendai thì ý nghĩa biết bao.
Chiều 13/3 cũng đã thấy một số tổ chức nước ngoài sang Sendai làm công tác trợ giúp nhân đạo. Mặc dù đất nước Nhật vẫn đủ kinh tế để nhanh khắc phục hậu quả, nhưng lần thiên tai này quá khủng khiếp và người dân tuy rất bình tĩnh nhưng vẫn cần những tấm lòng từ bên ngoài.
Internet vẫn là kênh thông tin hữu hiệu nhất
Thông qua hòm thư yahoo YM: sendai113 được thiết lập để trợ giúp thông tin cùng với Hội thanh niên và sinh viên vùng Tohoku- Nhật, chúng tôi mới được biết khá nhiều người Việt mình đến giờ vẫn chưa có thông tin, mặc dù ở Sendai đã có điện và Internet.
Đến chiều 13/3/2011, sendai113 đã nhận được 2/3 độc giả phản hồi là đã liên lạc được với người thân của mình tại Nhật rồi, nhưng chủ yếu vẫn là liên lạc được qua kênh Internet.
Ngay sau động đất và sóng thần thì phần lớn là tê liệt mạng điện thoại, chỉ duy nhất có kênh Internet bằng wif max từ Nhật là có thể liên hệ phản hồi về Việt Nam.
Thông tin từ đại sứ quán Nhật tại Việt Nam, có khoảng 30.000 người Việt sinh sống ở Nhật, khoảng 17.000 là tu nghiệp và du học.
SV Việt ở Sendai lo bị nhiễm phóng xạ Hiện giờ kênh thông tin mà người Việt đang ở Nhật duy nhất là đọc báo điện tử ở quê nhà. Xin anh hãy nhờ các báo Việt Nam tìm hiểu về chất phóng xạ và cách phòng chống nó ra sao ? Một phụ huynh có con đang học ở Sendai gửi thư về sendai113 như sau: “Gia đình tôi hiện có con đang học ở Sendai. 9h tối nay tôi thấy cháu gọi điện về: Chất phóng xạ sắp đến Sendai rồi. Hiện tại, HS Việt Nam đang tìm đường về Tokyo nhưng phương tiện đi lại rất khó khăn. Anh cũng ở Sendai nên tôi muốn nhờ xác nhận hộ thông tin về chất phóng xạ bên đó như thế nào. Mong nhận được hồi âm. |
- Tô Chinh (Gửi về từ Sendai, Nhật Bản)