Chật vật xoay vốn

Dù đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đã từng bước được kiểm soát, nhưng quý I/2022, cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh; 1,3 triệu người thiếu việc làm. Trải qua thời gian dài công việc đình trệ vì dịch bệnh, thu nhập của lao động trong nhiều lĩnh vực cũng chưa thể hồi phục như trước đó. 

Với lao động thu nhập thấp, gánh nặng kinh tế còn “đè nặng” hơn bao giờ hết, khi đủ loại dịch vụ, hàng hoá đồng loạt tăng giá, bào mòn ví tiền eo hẹp, vốn đã thiếu trước, hụt sau của họ. Do nhu cầu cần trang trải cuộc sống trước mắt, hay thu xếp khoản vốn nhỏ để sản xuất kinh doanh, một bộ phận người lao động thậm chí đã rút bảo hiểm xã hội một lần, mà không lường hết những thiệt thòi về sau. 

Giải quyết khó khăn trước mắt, nhiều người đã tìm đến các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi, trở thành nạn nhân của tín dụng đen. Lợi dụng dịch Covid-19, tín dụng đen biến tướng với thủ đoạn tinh vi hơn. Thời gian qua, cơ quan điều tra đã khởi tố nhiều vụ cho vay nặng lãi, trong đó có trường hợp lãi suất lên đến 365%/ năm. 

Để đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen, Ngân hàng Nhà nước giao các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thuận lợi, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cải tiến quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Đến năm 2021, dư nợ tín dụng tiêu dùng của hệ thống các tổ chức tín dụng là hơn 2 triệu tỷ đồng , chiếm 19,9% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Nhu cầu tín dụng tiêu dùng là rất lớn, quy mô đã tăng gấp hơn 3 lần trong 5 năm (cuối năm 2016 là 646 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế).

Vay vốn nhanh chóng, thủ tục đơn giản

Từ nhu cầu thực tế của thị trường, cũng như thấu hiểu khó khăn của khách hàng “dưới chuẩn”, CIMB Việt Nam và Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 (F88) vừa có bước tiến mới trong trong mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên, hướng tới việc phổ cập tài chính toàn diện cho tầng lớp lao động phổ thông, thu nhập thấp, chưa có khả năng hoặc khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính minh bạch và chính thống. 

Ảnh minh hoạ

Ông Thomson Faw Siew Kat - Tổng Giám đốc Ngân hàng CIMB Việt Nam kỳ vọng, bước tiến mới trong việc phát triển mô hình tài chính tiện ích này sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính đến các nhóm khách hàng tiềm năng, góp phần thu hẹp khoảng cách và giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của người dân thu nhập thấp. Khi nhóm lao động phổ thông được tiếp cận với nguồn tài chính hợp pháp và an toàn, chắc chắn tình trạng “tín dụng đen” sẽ được đẩy lùi.

Ông Phùng Anh Tuấn - CEO của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 chia sẻ: “Việc mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa CIMB Việt Nam và F88 nhằm mang đến một mô hình tài chính tiện ích, giúp nhóm khách hàng “dưới chuẩn” vượt qua khó khăn khi họ có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ cho vay tiêu dùng với thủ tục được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả”.

Những mục tiêu đề ra tại lễ ký hợp tác chiến lược giữa CIMB Việt Nam và F88 vào tháng 12/2021 đang dần được hiện thực hoá. Hai đơn vị lần lượt ra mắt những sản phẩm sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đối tượng khách hàng được mở rộng từ sinh viên, công nhân viên cho tới các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất thấp so với mặt bằng lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay. Chính sách, thủ tục nhanh gọn, thuận lợi

Giờ đây, khách hàng có thể nhanh chóng tiếp cận các tiện ích tài chính toàn diện với những sản phẩm cho vay tiêu dùng có mức lãi suất cạnh tranh. Mục tiêu của hai bên nhằm tối ưu hoá trải nghiệm và phục vụ tối đa nhu cầu vay vốn tiêu dùng của những người dân còn hạn chế trong khả năng tiếp cận nguồn vay vốn ngân hàng, từ đó mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính hợp pháp.

Với lợi thế của một trong những ngân hàng số tiên phong với những các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, CIMB Việt Nam kết hợp cùng F88 - chuỗi dịch vụ tài chính tiện ích, mong muốn mở rộng trải nghiệm cho nhóm khách hàng "dưới chuẩn" bằng mô hình tài chính tiện ích, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính toàn diện của một cách nhanh chóng và rộng rãi.

Bích Đào