- Khi mang bầu, N. liên tục ho ra máu tươi và lượng ngày càng nhiều khi thai lớn dần. Bệnh nhân nhập viện với tiên lượng hết sức dè dặt.
PGS.TS Trương Thanh Hương, phòng Q2, Viện Tim mạch quốc gia, BV Bạch mai cho biết, bệnh nhân Lành Thị N. (21 tuổi, Chợ Đồn, Bắc Kạn) mắc bệnh tim từ khi mới 14-15 tuổi.
Bệnh nhân từng có tiền sử thai lưu khi được 4 tháng. Ở lần mang thai thứ 2, sức khoẻ bệnh nhân ngày càng kém, liên tục ho ra máu tươi và lượng tăng dần khi thai lớn hơn.
Đến tuần thứ 28, thấy số lượng máu quá lớn, gia đình mới chuyển N. xuống BV Bạch Mai cấp cứu. BS Hương cho biết, khi đó tình trạng 2 mẹ con thai phụ hết sức nguy kịch với chẩn đoán thông liên thất rộng phần quanh màng, tăng áp lực động mạch phổi nặng.
Sau 3 tuần điều trị, bệnh nhân N. dần hồi phục và được xuất viện |
Cuộc hội chẩn gấp rút giữa 4 chuyên khoa: Sản - Nhi - Tim mạch - Hồi sức tích cực - Gây mê hồi sức xác định mục tiêu cứu mẹ là ưu tiên, tuy nhiên tiên lượng cũng rất nặng nề.
14h ngày 21/12/2017, bệnh nhân được mổ cấp cứu lấy thai. Cuộc phẫu thuật thành công, thai phụ ổn định, tự thở, tình trạng ho ra máu đỡ dần, áp lực động mạch phổi giảm so với trước khi phẫu thuật.
Thai phụ được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Khoa hồi sức tích cực. 1 ngày sau, bệnh nhân tiến triển tốt và được chuyển lại phòng Q2 - Viện Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và điều trị bệnh tim bẩm sinh.
Đến 13/1, sau 3 tuần tuần điều trị, sức khỏe của sản phụ N. đã dần ổn định và được xuất viện.
Sau mổ, thai nhi là một bé trai nặng 1,2kg, được chuyển thẳng tới phòng Hồi sức sơ sinh của Khoa Nhi để kiểm soát theo chế độ của trẻ sơ sinh non, yếu có nguy cơ cao. Tại đây bé được cách ly, nuôi dưỡng trong lồng ấp, thở máy, hồi sức tích cực.
Những ngày đầu, cháu bé luôn trong tình trạng rất nặng và phức tạp: nồng độ oxy trong máu không đảm bảo.
Tuy nhiên sau 8 ngày, sức khoẻ cháu bé dần tốt lên, được đưa ra khỏi lồng ấp, tự bú qua bình được 10 ml/bữa. Sau 3 tuần, cháu bé vẫn đang được chăm sóc tích cực, đã bú được 25ml sữa/bữa và may mắn không bị mắc tim bẩm sinh, dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Sụt cân, nôn ra máu lấy ra u dạ dày 2 kg
Mỗi khi thấy đau dạ dày, bà Ánh lại tự ra tiệm mua thuốc uống. Bác sĩ sau đó lấy ra khối u dạ dày nặng 2 kg trong ổ bụng người phụ nữ này.
Ho ra máu: dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm
Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu khi ho. Đây là biểu hiện thường thấy của nhiều bệnh phổi.
Sụt cân đột ngột, đi ngoài ra máu dễ mắc ung thư đại tràng
Trong vòng 1 tháng, ông T. sụt 2kg, thường xuyên đi ngoài ra máu. Khi kiểm tra, BS kết luận ông mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2.
Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu không hiếm gặp, đa phần ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị.
Nôn ra máu vì nhậu nhiều
Sau khi nhậu với bạn, anh T. về nhà nôn thốc nôn tháo, chị vợ mang chậu đi đổ giật mình thấy đầy máu.
T.Hạnh