Bởi nếu muốn áp dụng các chương trình quốc tế cũng như để có được các giảng viên nước ngoài thì sẽ phải thu học phí sinh viên rất cao.  

Những chia sẻ được ông Hoài nêu ra tại hội thảo Nghiên cứu quốc tế về giáo dục đại học Việt Nam do Đại học Anh quốc Việt Nam tổ chức ngày 3/7.

{keywords}
Các đại biểu tham dự hội thảo Nghiên cứu quốc tế về giáo dục đại học Việt Nam do Đại học Anh quốc Việt Nam tổ chức ngày 3/7. Ảnh: Thanh Hùng.

Trao đổi tại hội thảo này, GS Ieuan Ellis, Phó hiệu trưởng ĐH Staffordshire (một trong những trường đại học hàng đầu ở Anh) cho rằng một trường chưa kết nối được với những trường đại học xung quanh thì chưa thể được coi là một trường đại học.

“Không chỉ kết nối với các trường ĐH ở nước Anh mà còn với các trường ở trên toàn thế giới. Để làm được điều này chúng tôi có hẳn một chiến lược 5 năm. Bao gồm tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển của ngành và tập trung cung cấp một chất lượng giáo dục cao cho sinh viên. Chúng tôi cố gắng đem lại cơ hội cho không chỉ sinh viên của nước Anh mà cả sinh viên quốc tế để có thể kết nối với các trường đại học và sinh viên của các nước trên thế giới.

Chúng tôi không chỉ quan tâm đến dạy học đơn thuần mà muốn làm sao để kết nối và mang lại nhiều đóng góp hơn cho các trường đại học. Những chương trình nghiên cứu của chúng tôi cung cấp không chỉ đáp ứng nhu cầu của mình mà hướng tới có thể phù hợp với nhu cầu của các nước khác”.

{keywords}
GS Ieuan Ellis, Phó hiệu trưởng ĐH Staffordshire.

Lý do mà trường đại học này đưa ra để khẳng định việc kết nối là yếu tố quan trọng mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan và danh tiếng cho các trường đại học. Cùng đó, tạo ra các cơ hội trao đổi, học tập cho sinh viên ở những môi trường khác nhau. Qua đó giúp sinh viên trở thành những công dân toàn cầu và có thể tiếp cận được với các nền kinh tế xã hội của các quốc gia khác nhau. Từ đó nâng cao khả năng được tuyển dụng và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

“Việc tăng chất lượng giáo dục cho sinh viên giúp chúng tôi tăng vị trí và vị thế về chất lượng so với các trường ĐH ở Anh”.

{keywords}
GS Raymond Gordon, Hiệu trưởng ĐH Anh quốc Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng

GS Raymond Gordon, Hiệu trưởng ĐH Anh quốc Việt Nam cho hay nhà trường  đang nỗ lực thu hút các sinh viên và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đến Việt Nam để tham gia và hợp tác với các sinh viên và học giả ở Việt Nam. "Sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và sinh viên đến từ các nền tảng quốc tế đa dạng là cốt lõi của sự sáng tạo, đổi mới và điều này là vô cùng quan trọng cho Việt Nam

và thế giới khi mà chúng ta đang dịch chuyển sang một kỉ nguyên số mới”, GS Gordon nói.

Chia sẻ tại hội thảo, TS Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh Việt Nam đang tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng các trường đại học chứ không phải số lượng.

Trong luồng tinh thần đó, Bộ GD-ĐT cũng đang rất nỗ lực và tập trung vào xu hướng quốc tế hóa. “Có những vấn đề chính trong quốc tế hóa giáo dục đại học mà Việt Nam cần giải quyết như vấn đề lãnh đạo và quản lý, xuyên quốc gia, đảm bảo chất lượng, liên kết ngành đại học cũng như chất lượng nghiên cứu, giảng dạy”, ông Hưng nói.

{keywords}
TS Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Tuy nhiên, chia sẻ về thực tiễn, ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM cho rằng còn nhiều khó khăn qua chính nghiên cứu mà nhóm của ông thực hiện.

“Chúng tôi rất mong muốn thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục hay hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong 3 năm gần đây, ở Việt Nam đã nêu lên được một khái niệm mới đó là quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam và như vậy thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học, tiếp cận được nhiều hơn với bối cảnh toàn cầu”.

Theo ông Hoài, các chính sách cấp quốc gia đã đưa ra rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy hệ thống giáo dục Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều hoạt động liên quan đến quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam còn rất hạn chế.

“Chúng tôi áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 12 trường đại học dựa trên những chỉ số quan trọng, xem xét các trường đại học được thiết kế từ trước và sau 1980 – những năm tiến hành đổi mới; số lượng sinh viên so với mức trung bình của cả quốc gia; xem xét các trường đại học công và ngoài công lập,…

Tiến hành phỏng vấn các nhà lãnh đạo, quản lý của 12 trường đại học với các yếu tố thì nhóm nghiên cứu thấy rằng một cản trở đối với quá trình quốc tế hóa đó là năng lực tiếng Anh của từ sinh viên cho đến cả cán bộ các trường. Đây là một vấn đề khá lớn đối với các trường đại học ở Việt Nam. Trong khi nếu muốn thực hiện quốc tế hóa để có thể tiệm cận được với các yêu cầu quốc tế thì đây là vấn đề rất quan trọng”, ông Hoài nói.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế thấy rõ từ các trường đại học trong nhóm nghiên cứu. “Họ có nguồn ngân sách khá hạn chế. Hầu hết các trường đại học ở Việt Nam có nguồn thu từ học phí của sinh viên, nhưng học phí lại bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Hiện nay có Luật Giáo dục đại học sửa đổi nhưng học phí vẫn là vấn đề hạn chế, do đó nguồn hỗ trợ kinh tế cho các trường đại học cũng rất thấp. Chính vì vậy mà cơ hội để các trường đại học Việt Nam tiếp cận được với chất lượng quốc tế cũng rất hạn chế”. 

{keywords}
Ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM. Ảnh: Thanh Hùng

Ông Hoài cho rằng, muốn tiến bộ, tiếp tục phát triển hơn thì cần phải có những chiến lược cụ thể để giúp các trường vượt qua được những trở ngại về ngôn ngữ để tiếp cận được với quốc tế hóa hiệu quả hơn.

Bởi tỷ lệ cán bộ, giảng viên của trường đại học có khả năng nghe nói tiếng Anh một cách thành thạo rất thấp.

“Hiện nay chúng ta cũng đang phải đối mặt với một tình huống tiến thoái lưỡng nan liên quan đến quốc tế hóa. Nếu muốn áp dụng các chương trình quốc tế cũng như để có được các giảng viên nước ngoài truyền đạt những kiến thức và phương pháp tốt thì sẽ phải thu học phí sinh viên rất cao. Nhưng nỗ lực để có thể chia sẻ việc này hiện nay vẫn rất thấp. Đó chính là một nghịch lý ở Việt Nam”.

Ngoài ra, ông Hoài cũng cho rằng, để có thể thúc đẩy được quá trình quốc tế hóa thì vai trò của các nhà lãnh đạo cũng hết sức quan trọng.  

Thanh Hùng

Không còn phân biệt bằng đại học chính quy hay tại chức

Không còn phân biệt bằng đại học chính quy hay tại chức

- Từ ngày 1/7/2019, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (được Quốc hội thông qua tháng 11/2018) bắt đầu có hiệu lực thi hành với nhiều điểm đáng chú ý.

Ông Raymond Gordon, Hiệu trưởng ĐH Anh quốc Việt Nam chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hùng