- "9 người dân nuôi một cán bộ nhà nước" - một con số gây sửng sốt. Tuy nhiên, có đến mức 9 người dân nuôi 1 cán bộ, công chức, viên chức?
Gần đây, báo chí dẫn số liệu cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, tính trên số dân cả nước thì trung bình 9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước.
Một con số gây sửng sốt. Vẫn biết, từ trước đến nay cả quan chức nhà nước lẫn người dân đều thống nhất biên chế nhà nước nhiều, người nhà nước thừa so với yêu cầu và do đó cần giảm mạnh biên chế. Tuy nhiên có đến mức 9 người dân nuôi 1 CBCCVC?
Không có số liệu thống nhất
Trước hết, phải khẳng định điều kỳ lạ từ hàng chục năm nay là không có số liệu thống nhất về đội ngũ CBCCVC.
Đó là do cách phân công trách nhiệm trong quản lý biên chế: mảng Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Tổ chức TƯ, mảng Quốc hội, trong đó có Tòa án và Viện KSNDTC do Ủy ban Thường vụ QH và mảng hành chính nhà nước do Bộ Nội vụ quản lý. Cả 3 cơ quan đều quyết về biên chế trong mảng của mình, cho nên lúc khớp lại các con số vênh nhau không nhỏ.
Giải pháp khắc phục cách quản lý này cũng đã được đặt ra là quy vào một đầu mối thống nhất, rồi có sự phân công cụ thể tiếp theo trong quản lý.
Không tính người trong DNNN, lực lượng vũ trang
Từ trước đến nay ta luôn không tính người lao động trong DNNN vào số liệu CBCCVC, trong khi đa phần các nước đều tính gộp vào số liệu người trong khu vực công. Cho nên khi so sánh với các nước, số liệu nước ta vẫn lợi thế hơn chút ít, đây là điểm cần lưu ý khi so sánh quốc tế.
Tương tự như vậy là không tính số lượng người đang làm việc trong lực lượng vũ trang, ở ta bao gồm chủ yếu là người trong Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Như vậy riêng việc không tính người làm việc trong DNNN và trong lực lượng vũ trang trong tổng số người nhà nước đã làm cho tỷ lệ CBCCVC/người dân ở nước ta nhỏ đi kha khá so với phần lớn các nước trên thế giới.
Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ước tính là 11 triệu người, trong đó ở cấp khóm, xóm, tổ dân phố xã, phường là 1,3 triệu. Nếu số liệu đúng như vậy thì về đại thể, cứ bình quân 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước.
Con số 11 triệu như nêu ra là tương đối chuẩn, nhưng sự nhầm lẫn ở đây chính là cho rằng cả 11 triệu người này là CBCCVC đang làm việc. Theo cơ cấu thì 11 triệu người này bao gồm:
CBCCVC đang làm việc trong cơ quan, tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp xã.
Người hoạt động trong lực lượng vũ trang.
Người về hưu.
Người hưởng các loại chính sách, chế độ của nhà nước như bà mẹ VN anh hùng, gia đình có công với cách mạng, người hưởng chế độ xã hội…
Riêng số CBCCVC đang làm việc hiện nay ở nước ta là khoảng hơn 3,6 triệu người, bao gồm:
Hành chính trung ương: 110.000 người, không kể 10.000 người hợp đồng theo NĐ 68.
Hành chính địa phương (tỉnh, huyện): 160.000, không kể 9.600 hợp đồng theo NĐ 68.
Cấp xã là 1.267.000 người (trong đó bao gồm 230.000 CBCC, cán bộ không chuyên trách cấp xã là 200.000 và cán bộ không chuyên trách cấp thôn, tổ dân phố là 837.000).
Biên chế sự nghiệp (chủ yếu là người làm việc trong các trường và bệnh viện công lập từ cấp xã lên đến trung ương): khoảng 2,1 triệu người (Theo báo cáo của đoàn giám sát QH khóa 14 số 08/BC-ĐGS ngày 12/10/2017; Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016).
Và nếu lấy 3,6 triệu này tính theo đầu dân số sẽ cho ra một tỷ lệ khiêm tốn hơn nhiều (26 người dân “nuôi“ 1 cán bộ nhà nước, tất nhiên chưa tính người trong DNNN và lực lượng vũ trang).
"Dân nuôi cán bộ nhà nước"
Ta cũng như các nước trên thế giới đều cùng áp dụng nhiều chuẩn, nhiều công thức trên các lĩnh vực, ví dụ như bao nhiêu dân có một bác sỹ, giáo viên. Tương tự là tương quan công chức và người dân. Cái đáng suy nghĩ là ở ta quen dùng khái niệm theo hướng hơi tiêu cực, tức là bao nhiêu dân "nuôi” một công chức, trong khi đa phần các nước chỉ dùng khái niệm tỷ lệ công chức trên đầu dân. Vậy mấy ông CBCCVC đang được dân “nuôi“ này làm gì:
Ra thể chế, chính sách, pháp luật;
Thực thi pháp luật;
Khám, chữa bệnh cho người dân;
Dạy dỗ học sinh học hành…
Còn có thể kể ra nhiều thứ đội ngũ này làm. Điểm quan trọng rút ra ở đây là xã hội không thể phát triển tốt mà không có bộ phận được “dân nuôi" này. Hãy xem đội ngũ được “dân nuôi” này đóng góp cho sự phát triển của quốc gia ra sao như ở Singapore, Nhật bản, Thụy Sỹ…
Và ngược lại khi đội ngũ này quá đông so với yêu cầu, hoạt động kém như ở ta hiện nay thì buộc người dân đặt ra yêu cầu phải tinh giản, giảm bớt.
Phải làm thế nào để CBCCVC phục vụ thực sự xã hội, người dân, làm thế nào để chất lượng dịch vụ công tốt hơn, làm thế nào để không còn hối lộ, tham nhũng trong đội ngũ CBCCVC. Đây lại là câu chuyện dài còn phải làm trong nhiều năm nữa.
Trung bình cứ 9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước
Theo tính toán của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, bình quân cứ 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc và hưởng tiền từ ngân sách nhà nước.
Ấn tượng thật: Bỏ 6 Tổng cục Bộ Công an
Bộ máy Bộ Công an được sắp xếp, thay đổi lần này mang lại bước chuyển lớn, ấn tượng thật sự cho hệ thống hành chính nước ta.
Bộ Công an tinh gọn được, nơi khác chẳng có cớ nói không
Chỗ được xem là khó và nhạy cảm trong sắp xếp tổ chức bộ máy như Bộ Công an đã làm được thì nơi khác không có cớ gì để nói không.
Bộ trưởng Nội vụ: Bộ Công an bỏ tổng cục, địa phương mạnh dạn sáp nhập
Bộ trưởng Nội vụ nhận định việc Bộ Công an bỏ cấp tổng cục là một quyết định rất mạnh dạn, cho thấy thực tế việc dù khó cũng làm được.
Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh vào Quốc hội hết, lấy ai chất vấn?
GS.TS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia đề nghị nghiên cứu hạn chế việc bộ trưởng, chủ tịch tỉnh làm ĐBQH.