- Ba em mượn xe máy của người thân đem cầm cố được khoảng 20 triệu lấy tiền đánh bạc. Hiện ba em đã bỏ trốn không liên lạc được.

Trước ba cũng nhiều lần đổ nợ nhưng được gia đình, bạn bè giúp đỡ. Em đi làm mấy năm nay cũng chỉ đủ trả nợ cho ba. Lần này gia đình quá mệt mỏi, muốn nhờ pháp luật can thiệp. Xin hỏi luật sư nếu ba bị tố giác trong trường hợp này sẽ phạm tội gì, bị phạt ra sao?

{keywords}
Ảnh minh họa

Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về cầm cố tài sản tại Điều 309. Cầm cố tài sản

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Bố  bạn mượn xe nhưng lại cầm chiếc xe đó đi cầm cố để lấy tiền đi đánh bạc Hành vi cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của mình là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Theo thông tin bạn trình bày bố bạn mượn xe máy của người thân đem cầm cố được khoảng 20 triệu lấy tiền đánh bạc có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Em trai cầm sổ đỏ, nay tôi muốn xin cấp lại

Em trai cầm sổ đỏ, nay tôi muốn xin cấp lại

Nhà tôi có 9 anh chị em. Năm 2008, em trai tôi có lấy cắp sổ đỏ mà ba tôi (đã mất) đứng tên đem đi cầm với số tiền 150.000.000 đồng tại một tiệm cầm đồ tư nhân

Nhặt được sổ đỏ có thể đem cầm cố?

Nhặt được sổ đỏ có thể đem cầm cố?

Nếu làm mất sổ đỏ thì người nhặt được sổ đỏ có thể cầm cố ngân hàng để lấy tiền được không, khi người đó không đứng tên trên sổ?

Nghi ngờ là xe ăn trộm vẫn cho khách cầm đồ

Nghi ngờ là xe ăn trộm vẫn cho khách cầm đồ

Xin luật sư cho biết, nếu tôi cho một người cầm cố xe máy nhưng lại là xe máy ăn trộm, trên giấy tờ ghi chính chủ nhưng giấy tờ xe và CMT đều là giả thì tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?