Chiều 3/3, ông Tony Blair - Cựu Thủ tướng Anh và Bộ Trưởng Đinh La Thăng sẽ gặp bàn về quá trình CPH Vietnam Airlines.

Trước đó, chiều 21/1, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm việc với Trưởng đại diện châu Á của Tony Blair Asscociates (TBA).

Tại cuộc gặp ông Andrew Cainey cho biết, Văn phòng cơ quan Tư vấn Tony Blair muốn có được ý kiến trực tiếp từ Bộ trưởng trong triển khai các dự án về GTVT.

{keywords}

Ông Tony Blair sẽ gặp bàn về vấn đề CPH VNA

Đặc biệt là Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và ý kiến về quy trình cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines); VEC.

Liên quan tới công tác CPH Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia cho biết là sẽ tiến hành Đại hội cổ đông Vietnam Airlines lần thứ nhất ra vào ngày 12/3, song song với việc tiến hành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

Trước đó Bộ GTVT đã trình Chính phủ phương án cổ phần hóa của VNA. Cụ thể, VNA giữ lại toàn bộ phần thặng dư vốn phát hành thêm cổ phần tương ứng với vốn nhà nước (75% vốn điều lệ) khi thực hiện cổ phần để tăng thêm vốn đầu tư làm cơ sở bổ sung nguồn vốn mua máy bay.

VNA tiếp tục được Chính phủ bảo lãnh miễn phí 100% vốn mua máy bay, động cơ máy bay…; cho phép miễn áp dụng quy định về tài sản thế chấp với các khoản vay để thực hiện mua máy bay A350 và B787.

Tin vui cho Bộ GTVT khi mới đây, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Theo Quyết định 1611/QĐ ngày 10/9/2014 của Chính phủ, Vietnam Airlines có vốn điều lệ 14.101,84 tỷ đồng. Khi cổ phần hoá sẽ giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Về cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, tổng số cổ phần là 1.410.184.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó nhà nước giữ 1.057.638.000 cổ phần, chiếm 75% vốn điều lệ; 20.795.100 cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, chiếm 1,475% vốn điều lệ; 705.092 cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn, chiếm 0,05% vốn điều lệ; 282.036.800 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 20% vốn điều lệ; 49.009.008 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 3,475% vốn điều lệ.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là Bộ Giao thông Vận tải.

Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, tổ chức tài chính trung gian và sở giao dịch chứng khoán để bán cổ phần, chỉ đạo Vietnam Airlines tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng.

Cho tới nay, dù vẫn chưa xác định tên các nhà đầu tư chiến lược, nhưng với mức giá chào bán kỳ vọng tối thiểu bằng mức giá đấu giá IPO trong nước, trong trường hợp chào bán thành công 282 triệu cổ phần, thì Vietnam Airlines kỳ vọng thu được ít nhất 6.289 tỷ đồng.

(Theo Đất Việt)