Đặc sản chùa Hương vào mùa, dân Hà thành ‘xếp hàng’ canh mua

Giá không đắt đỏ nhưng để mua được những quả mơ vàng ươm, cùi dày, hạt nhỏ, hương thơm dịu, vị chua thanh,... nhiều người Hà Nội phải “xếp hàng” canh mua khá lâu. Bởi, loại quả đặc sản chùa Hương này rất nhanh hết mùa.

Những ngày gần đây, trên những cánh đồng ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), có nhiều tốp, nhóm khoảng 10 người quê Nghệ An dùng vợt bắt cào cào, châu chấu. Để đến được Hà Tĩnh, họ đã thức dậy từ 2-3h sáng, vượt hơn 100km bằng xe máy từ Nghệ An vào để đánh bắt loài côn trùng này. Nhờ đó, họ có nguồn thu nhập từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/ngày.

Anh H.V.V. (trú thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) cho biết: "Mỗi ngày tôi cùng vợ và nhóm bạn bè thức dậy từ 2-3h sáng, đi xe máy tỏa khắp các cánh đồng ở Nghi Xuân và một số huyện khác ở Hà Tĩnh để đánh bắt cào cào. Mặc dù có những ngày trời nắng to rất mệt mỏi, nhưng tôi cảm thấy khá vui vì đây là nghề mưu sinh đưa lại thu nhập khá".

Theo anh V., nhóm của anh có khoảng 10 người. Dụng cụ đánh bắt cào cào rất đơn giản, như dùng vợt tự chế, sử dụng bằng tay có cần làm bằng tre nứa gắn với trụ quấn bằng ni lông dài khoảng 2m, rộng 50cm.

Để vào Hà Tĩnh bắt cào cào, họ đã thức dậy từ 2-3h sáng.
Họ đi từ Nghệ An vào Hà Tĩnh bằng xe máy để bắt côn trùng.
Ngoài những cánh đồng hoang, những người đánh bắt cào cào còn vợt ở những cánh đồng lúa non.
Đánh bắt cào cào thường theo hai mùa. Bắt cào cào nhỏ, loại vừa mới sinh sản chưa mọc đủ cánh, để bán lại làm thức ăn cho chim, thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 Âm lịch. Mỗi người có thể kiếm được 1 triệu đồng/ngày.
Vụ thứ hai từ tháng 5 đến tháng 12. Đây là vụ đánh bắt cào cào lớn, với những con trưởng thành, dùng để làm đặc sản. Với mức giá 200.000 đồng/kg đã mang lại thu gần 2 triệu đồng/ngày.
Thời gian này là vụ đánh bắt cào cào nhỏ, chưa mọc đủ cánh để bán làm thức ăn cho chim.
Những tấm lưới dày đặc cào cào, châu chấu của nông dân Nghệ An sau khi vào Hà Tĩnh.
Cào cào, châu chấu ở Hà Tĩnh nhiều hơn Nghệ An. Đây là nghề đánh bắt thời vụ, nhưng thu nhập cao hơn việc cấy lúa mỗi năm.
Anh Nguyễn Văn Linh (trú tỉnh Nghệ An) cho biết: "Việc đánh bắt cào cào vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa để bảo vệ mùa màng".
“Nghề đánh bắt cào cào vất vả vì phải vượt quãng đường xa, nhưng khá đơn giản, không cần dùng đến trí thông minh mà chỉ cần chịu khó, chăm chỉ là có thể đút túi tiền triệu mỗi ngày. Công việc của chúng tôi bắt đầu từ 3h sáng, có hôm 18h chiều mới kết thúc”, chị Đặng Thị Lan (trú thị xã Hoàng Mai) chia sẻ:
Đánh bắt xong, họ sẽ chia thành từng túi nhỏ, mỗi túi khoảng 20 con, bán giá 5.000 đồng.
 

Thiện Lương