- Đề xuất của vị PGS –TS có thể nó chưa hoàn thiện, thiếu thực tế, nhưng nếu chúng ta đối xử với nó một cách thiếu văn hóa, thì liệu nền văn hóa có cao lên được chăng?

Những đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền về thay đổi cách biểu đạt tiếng Việt đã gây bão dư luận suốt mấy hôm qua, cả truyền thông chính thống lẫn “cộng đồng mạng” đều “vào cuộc”. Việc đánh giá chính xác những ưu – nhược điểm của nghiên cứu có lẽ sẽ cần đến các nhà chuyên môn. Nhưng trong bài viết này tôi sẽ xuất phát từ góc độ một người hàng ngày phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt như một phương tiện công việc.

PGS – TS Bùi Hiền có lý khi cho rằng một số khía cạnh của cách biểu đạt hiện nay làm mất khá nhiều thời gian. Từ góc độ người viết thì đúng vậy. Đơn cử, riêng chữ “gi” (giê-i) và “d” (dê đê) rất nhiều trường hợp phải tra từ điển nếu không muốn bị lỗi chính tả. Còn rất nhiều ví dụ khác nữa, điều đó cho thấy việc cải tiến phương pháp biểu đạt vẫn dùng chữ quốc ngữ, thực sự là một nhu cầu có thật.

Tất nhiên, nhu cầu là nhu cầu, nhưng cải tiến như thế nào thì còn là một câu chuyện dài. Tôi có “liếc” qua thử đề xuất của ông Bùi Hiền được đăng tải trên báo chí thì thấy đúng là với những người đã quá quen với cách biểu đạt cũ hiện hành, cách này quá khó, thậm chí đem lại khá nhiều điều… thú vị.

Thế nên những gì mà mạng xã hội, hay “công luận vỉa hè online” hiện đang dành cho ông Bùi Hiền bênh vực rất ít, mà hầu hết là “ném đá” theo kiểu “lên đồng tập thể”. Điều này gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về tính cách của “người Việt cư dân mạng” và rộng hơn là người Việt chúng ta.

{keywords}
Đề xuất của TS. Bùi Hiền gây bão những ngày qua.

Nếu ai đã học tiếng Trung Quốc phổ thông hiện hành, sẽ phải học quy tắc bính âm, dùng chữ latinh để biểu đạt cách phát âm của tiếng Trung. Ví dụ, chữ “C” trong bính âm sẽ phát âm là “ch” (hoặc “tr”, không giống và rõ hẳn như ta) và trong tiếng Trung còn vài chữ “ch” nữa, như chữ “Z” hay “J,” khá phức tạp. Nhưng khi đã quen rồi, thì việc chữ “C” mà phát âm thành “ch” thì “trục trặc” vẫn là “trục trặc” chứ không ra cách phát âm mà người ta liên tưởng là bậy bạ tục tĩu gì đó lan tràn trên mạng mấy hôm nay.

Giả sử như, cách biểu đạt mới được dạy cho một cháu bé bắt đầu học chữ, nó sẽ phát âm một cách bình thường, vì đơn giản trẻ con chưa có thành kiến. Còn với người lớn mới là vấn đề, chúng ta cho rằng ông PGS – TS kia là sai, là khùng, là ngớ ngẩn… Nhưng để phán xét nghiên cứu của ông Hiển, đã bao giờ chúng ta thử tạm gạt sang kiến thức có sẵn, coi như bắt đầu học đọc, để đọc theo cách ông đề xuất?

Tất nhiên, gần hết dân số Việt Nam sẽ gặp khó khăn và sẽ cố đọc theo cách được học từ mấy chục năm trước. Cải tiến chữ viết cũng sẽ dẫn đến vô vàn chi phí phát sinh. Đó chính là việc mà những nhà nghiên cứu khoa học cần tính đến trước khi đưa ra những đề xuất chính thức mang tính kết luận, nếu không chúng sẽ trở nên phi thực tế.

Những đề xuất đó có thể chưa phù hợp, nhưng cách mà dư luận, đặc biệt trên mạng xã hội đang phản ứng, thì không hề đúng mực chút nào. Kể cả chúng ta có không muốn để ý, thì chuyện vẫn cứ sục sôi và thường xuyên đập vào mắt, vào tai. Và không ít trong số những ý kiến lại không ra hồn ý kiến, chính thức phải được gọi là “chửi rủa” và “giễu cợt”. Liệu bao nhiêu người đang hả hê mắng mỏ đó từng ý thức hàng ngày nói và viết cho chuẩn, lựa chọn lời hay ý đẹp, để gìn giữ sự trong sáng, làm giàu đẹp hơn tiếng Việt?

Tôi đã từng đọc một bài bàn chuyện tính cách người Việt là duy lý hay duy tình. Cuối cùng thì tác giả kết luận người Việt không duy lý mà cũng chẳng duy tình, lúc cần cái này thì áp dụng cái kia và ngược lại. Câu chuyện ngôn ngữ hôm nay cũng đang cho thấy, “cư dân mạng người Việt” đang hành xử rất cảm tính. Không thiếu những ý kiến này khác, chỉ dựa trên việc đọc theo lối mới thấy khó đến mức “đau cả mồm” mà nhanh chóng gán cho tác giả của đề xuất những nhận xét và đánh giá thật không ra gì. Chúng ta cũng đang thường xuyên phản ứng với những cái mới, cái khác biệt theo kiểu cách đó.

Mạng xã hội với tính lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng ghê gớm đã “nhân rộng” một thứ, phải gọi thẳng ra là tính bầy đàn, từ nhẹ là cười cợt, đến mạnh là chế giễu, và nặng hơn nữa là rủa xả, sỉ nhục. Cái xấu từ suy nghĩ đến lời nói viết ra trên mạng, cứ thế được nhân lên nhanh chóng không biết bao nhiêu mà kể. Ai trong chúng ta cũng có nhu cầu được tôn trọng, nhưng chúng ta đang đối xử với người khác thế nào?

Đề xuất của vị PGS.TS có thể nó chưa hoàn thiện, chưa đúng đắn… nhưng không đáng bị đối xử như vậy. Cứ cho là nó kém cỏi thật đi, nhưng nếu chúng ta cứ đối xử với nó một cách thiếu văn hóa, thì liệu nền văn hóa của toàn dân tộc có cao lên được chăng? Và với sự thắng thế của kiểu ngôn ngữ mạng hiện nay, bạn nghĩ tiếng Việt sẽ được “cải tiến” đến đâu?

Phúc Lai

"Người Việt Nam đang làm xiếc chứ đâu phải lái xe"

"Người Việt Nam đang làm xiếc chứ đâu phải lái xe"

Mấy chục năm trôi qua, trong cái nhìn của người nước ngoài về giao thông Việt Nam vẫn là "đang làm xiếc trên đường"!

Dám ước mơ, nhưng bao nhiêu người Việt dám ‘phượt” như Đăng Khoa?

Dám ước mơ, nhưng bao nhiêu người Việt dám ‘phượt” như Đăng Khoa?

Thử hỏi sau “cơn sốt Trần Đặng Đăng Khoa”, sẽ có bao nhiêu người bắt tay lập kế hoạch của chính mình.

Giám đốc Nhật cúi đầu: Người Việt ngưỡng mộ nhưng ngại thực hành

Giám đốc Nhật cúi đầu: Người Việt ngưỡng mộ nhưng ngại thực hành

Nhiều người Việt bày tỏ sự khâm phục trước hình ảnh ông giám đốc người Nhật cúi mình trong mưa hàng giờ để cám ơn khách hàng. Nhưng ai sẽ làm như ông ấy? 

Bệnh ‘giờ cao su’ thấm vào máu người Việt?

Bệnh ‘giờ cao su’ thấm vào máu người Việt?

Có thể do thói quen, do tính ỷ lại hoặc đơn giản là sự thiếu tôn trọng chính bản thân mình đã ngấm vào máu thịt. Cũng có thể do những nguyên nhân gì khác nữa...

Người Việt cần cù lụi hụi thế thôi, cần cù sáng tạo thì thiếu

Người Việt cần cù lụi hụi thế thôi, cần cù sáng tạo thì thiếu

“Chúng ta cần cù lụi hụi thế thôi, chứ cần cù sáng tạo thì thiếu rất nhiều”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan lo ngại về sự thích nghi của người lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số.