Theo đó, Sở GD-ĐT đã có văn bản đề xuất UBND thành phố các chủ trương cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ học phí cho toàn bộ học sinh tiểu học tại trường tư thục và công lập tự chủ, để tạo công bằng trong giáo dục, bình đẳng giữa các loại hình trường cũng như giữa tất cả học sinh.

Theo Sở GD-ĐT, chính sách này sẽ giúp giảm áp lực tài chính với các gia đình, từng bước giảm áp lực về sĩ số học sinh ở các trường công lập, giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống trường công.

{keywords}
Học sinh TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng)

Chính sách này sẽ khuyến khích những nhà đầu tư có đủ năng lực tiếp tục đầu tư, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục tiểu học ngoài công lập.

Theo đề xuất của Sở GD-ĐT, đối tượng hỗ trợ gồm học sinh tiểu học cư trú thực tế trên địa bàn TP.HCM (thường trú và tạm trú) học tại cơ sở giáo dục tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư của TP.HCM.

Ngoài ra, Sở GD- ĐT cũng đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ bù tiền tổ chức dạy 2 buổi/ngày khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với giáo dục tiểu học.

Theo đó, hỗ trợ trực tiếp theo số tháng thực học tại các cơ sở giáo dục (tối đa không quá 9 tháng/năm). Mức hỗ trợ học phí bằng định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách đối với học sinh tiểu học theo Nghị quyết của HĐND TP. HCM và thực hiện từ năm học 2021-2022.

Tất cả nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ ngân sách thành phố.

Minh Anh

Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên

Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên

Liên quan đến việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên, câu hỏi mà nhiều thầy cô đặt ra là có nhất thiết cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không.