Áp lực bán tháo diễn ra bất ngờ khiến cổ phiếu tụt giảm mạnh. Ông trùm môi giới bất động sản không còn được xem là nơi an toàn cho giới đầu tư.
Hơn 40 tỷ USD bốc hơi trên thị trường chứng khoán (TTCK) trong gần 3 tháng qua. Hầu hết các nhóm cổ phiếu đều không thoát được thảm kịch. Các cổ phiếu ngân hàng và bất động sản là 2 nhóm giảm mạnh nhất.
Một số ông trùm trong các lĩnh vực này đang giám mạnh.
Là quán quân thị phần môi giới bất động sản TP.HCM, Đất Xanh Group (DXG) cũng không còn được xem là cổ phiếu an toàn cho danh mục đầu tư trong bối cảnh thị trường biến động từ đầu năm nay.
Sau cú tăng bứt phá gần gấp đôi từ dưới 20.000 đồng/cp lên trên 35.000 đồng/cp (đạt đỉnh ngày 9/4), cổ phiếu DXG của đại gia Lương Trí Thìn quay đầu giảm rất nhanh và hiện đã về ngưỡng 23.000 đồng/cp, tương đương mức giảm khoảng 34%.
Không riêng gì DXG, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng và ngân hàng đều tụt giảm trong nhiều phiên gần đây và được xem là yếu tố chính kéo chỉ số VN-Index lần đầu tiên trong vòng hơn 1 năm qua chính thức xuống dưới ngưỡng hỗ trợ về mặt tâm lý quan trọng: 900 điểm.
Cổ phiếu Novaland (NLV) của ông Bùi Thành Nhơn giảm từ mức gần 80.000 đồng/cp về 50.000 đồng. Cổ phiếu DIG của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng giảm hơn 50%, từ mức trên 28.000 đồng/cp xuống dưới 14.000 đồng/cp như hiện nay.
Cổ phiếu HDC thậm chí giảm sàn 3 phiên liên tiếp vừa qua, mỗi phiên giảm 7%.
Bên cạnh xu hướng giảm giá chung trên TTCK, nhóm cổ phiếu bất động sản chịu ảnh hưởng từ chính sách tín dụng dành cho BĐS đang thắt chặt và việc Nhà nước gia tăng kiểm soát không để xảy ra tình trạng bong bóng. Việc các dự án mới được mở bán sắp tới có thể sẽ không đạt được như kỳ vọng.
Đất Xanh còn phải đối mặt với tính cạnh tranh cao ở tất cả các phân khúc sản phẩm do nhiều doanh nghiệp BĐS đều đang xúc tiến triển khai dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp của ông Lương Trí Thìn còn chịu ảnh hưởng từ thông tin liên quan tới vụ nhận chuyển nhượng đất công có dấu hiệu gây thất thoát tiền Nhà nước.
UBND TP.HCM vừa đề nghị cơ quan công an, sở ngành liên quan làm rõ vụ CTCP Kim Khí TP.HCM (HMC) chuyển nhượng dự án khu đất 9.125 m2 tại P.Phú Thuận, Q.7 cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG).
HCM là công ty nhà nước nắm 51% vốn, việc chuyển nhượng này không thông qua đấu giá và đây là đất công, có dấu hiệu bán đất công của nhà nước với giá rẻ. Trước cổ phần hóa (2005), khu đất này là tài sản Nhà nước giao cho HMC thuê đất, sau này được xem là tài sản của Nhà nước góp vốn vào công ty để tham gia cổ phần.
Năm 2013, HMC là công ty cổ phần với 55,6% vốn Nhà nước đã nộp 87 tỷ đồng để chuyển quyền sử dụng đất cho khu đất trên. Năm 2016, HCM bán khu đất cho DXG với giá hơn 102 tỷ đồng. Một số công ty vào tham gia "chào giá cạnh tranh" không đủ năng lực tài chính. Hiện khu đất đã trở thành hai tòa nhà cao 25 tầng mang tên Luxgarden.
TTCK gần đây giảm mạnh, áp lực bán tháo ở mức cao và vượt hoàn toàn so với sức cầu bắt đấy. Tuy nhiên, một số quỹ đầu tư cho rằng, triển vọng của TTCK Việt Nam về dài hạn vẫn tốt. Quy mô thị trường ngày càng lớn lên và chất lượng doanh nghiệp cũng được cải thiện.
Các cổ phiếu lớn vẫn dồn dập lên sàn và thu hút sự quan tâm lớn của các quỹ đầu tư nước ngoài như: Vinhomes, FPT Retail, Techcombank, Yeah1,...
Trong mảng bất động sản, Cenland (CRE) của Nguyễn Trung Vũ cũng sắp lên sàn. Đây là một doanh nghiệp có mô hình kinh doanh có nét giống với Đất Xanh với phân phối là trọng tâm, bán lẻ BĐS giống FPT hay Thế giới Di động.
Mặc dù đã có kế hoạch khá sớm nhưng đại diện tư vấn niêm yết cho rằng, thời điểm này không phải thuận lợi cho việc niêm yết khi thị trường chứng khoán đang trong xu thế giảm từ 1.200 điểm xuống còn dưới 900 điểm. Công ty sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để chào sàn HOSE, với mức giá chào sàn khoảng 50.000 - 60.000 đồng/cp.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực bán vẫn còn khá lớn. Nhiều cổ phiếu tiếp tục tụt về mức giá thấp nhất nhiều năm sau khi vốn hóa thị trường bốc hơi khoảng 40 tỷ USD trong gần 3 tháng qua
Một số CTCK cho rằng, rủi ro tiếp tục điều chỉnh ở mức mức cao do thanh khoản thị trường ở mức thấp, lực cầu bắt đáy còn khá dè dặt.
BSC nhận định, tâm lý bán tháo có thể diễn ra trong vài phiên tới. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản là những lý do chính kéo thị trường chìm trong sắc đỏ. BSC nhận định tâm lý bán tháo có thể diễn ra trong vài phiên tới trước khi thị trường có thể ổn định lại, nhà đầu tư nên quan sát thêm.
Kết thúc phiên giao dịch 5/7, VN-index giảm 8,98 điểm xuống 914,99 điểm; HNX-Index giảm 1,19 điểm xuống 99,99 điểm. Upcom-Index giảm 0,03 điểm xuống 50,01 điểm. Thanh khoản đạt 170 triệu cổ phần. Giá trị đạt 3,9 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Chị gái biến mất, đại gia Đặng Thành Tâm thành 'diễn viên đóng thế'
Doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, tiếp tục gây thất vọng khi không xuất hiện trong 5 đại hội cổ đông liên tiếp. Ông Đặng Thành Tâm tiếp tục thế vai trong khi các giấy tờ đều do bà Yến ký.
Tin xấu ập đến: Đại gia Lê Phước Vũ, tỷ phú Trần Đình Long mất tiền tấn
Những tin xấu dồn dập đang khiến nhiều cổ phiếu và túi tiền của các đại gia Việt, trong đó có ông Lê Phước Vũ, bốc hơi không ngừng nghỉ. Vận đen thập kỷ đang bủa vây các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt.
Đại gia Hồ Xuân Năng mất 330 triệu USD, cú thụt két khó đỡ
Doanh nghiệp của đại gia Hồ Xuân Năng, thường được gọi là “Năng Do Thái” quyết định tung tiền mua cổ phiếu sau khi túi tiền của vị tỷ phú USD tương lai bỗng sụt giảm mất hàng trăm triệu USD trong một thời gian ngắn.