Khảo sát gần đây từ Vietnam Report (công ty thành lập từ 2007 phong trong lĩnh vực báo cáo đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam) đã chỉ ra rằng phần lớn doanh nghiệp cảm nhận được sự hỗ trợ từ nỗ lực không ngừng của Chính phủ kể từ sau đại dịch COVID-19.
Những động thái rõ ràng trong việc cải thiện và hồi phục môi trường kinh tế vĩ mô, từ chính sách điều hành tài chính đến các gói kích thích linh hoạt, đang thực sự tạo ra một bối cảnh kinh doanh ổn định hơn, giảm bớt áp lực tài chính cho các doanh nghiệp.
Trong khi đó, quá trình cải thiện môi trường pháp lý với hàng loạt bộ luật mới được thông qua đã nhận được những đánh giá tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp. Tạo lập một khung pháp lý rõ ràng và minh bạch không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là bước đệm quan trọng nhằm hướng đến phát triển đồng bộ và bền vững cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, thách thức vẫn còn hiện hữu. Ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report, nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những vấn đề dai dẳng về bất ổn địa chính trị, các biến động thương mại quốc tế phức tạp do ảnh hưởng từ các cuộc bầu cử và cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc lớn.
Thêm vào đó, báo cáo từ Ngân hàng Thế giới cho thấy dù nền kinh tế toàn cầu đã qua giai đoạn sốc, triển vọng tăng trưởng vẫn kém hơn so với trước đây do tác động kéo dài của chính sách thắt chặt tài khóa và tình trạng phân mảnh thương mại. Ông Vinh cho biết, có tới 46,7% doanh nghiệp lo ngại về áp lực từ lạm phát và biến động tỷ giá. Tỷ giá USD/VND đã tăng từ đầu năm và duy trì ở mức cao, gây thêm những căng thẳng tài chính cho doanh nghiệp.
Không chỉ dừng lại ở các chính sách vĩ mô, chiến lược phát triển nội tại của doanh nghiệp cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Các giải pháp như tối ưu hóa chi phí, đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường đang được các doanh nghiệp chú trọng triển khai. Theo báo cáo, 62,5% doanh nghiệp đang tập trung vào việc cải tổ cơ cấu chi phí tổ chức, tối ưu việc sử dụng nguồn lực nhằm tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, việc phát triển sản phẩm mới và đầu tư vào chuyển đổi số cũng là các bước đi chiến lược không thể thiếu để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Không chỉ vậy, việc tăng cường kết nối và hợp tác giữa các đối tác cũng giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới đồng thời giảm thiểu rủi ro.
Bà Phùng Kim Oanh, đại diện từ Tập đoàn Winco, chia sẻ rằng cấu trúc chiến lược kết nối không chỉ mở rộng thị trường mà còn giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả hơn. Tính từ đầu năm 2024, doanh thu của tập đoàn đã tăng 30%, minh chứng cho tính hiệu quả của chiến lược này.
Cần có chính sách giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp đầu tàu công nghiệp hỗ trợ Khép lại năm 2023, ngành công nghiệp hỗ trợ đứng trước khó khăn chưa từng thấy khi sụt giảm mạnh đơn hàng. Ngay cả đầu tàu lớn nhất nước là Tập đoàn Thaco cũng giảm 20% doanh thu.