- Người Mông quan niệm, đám ma khô là lễ cúng để thả hồn người chết về với tổ tiên, cội nguồn, mong sao linh hồn người đã mất được siêu thoát, tìm được đường về yên nghỉ với tổ tiên.
Mời độc giả xem video:
Dân tộc Mông (Mông xanh) ở huyện Tủa Chùa, Điện Biên cư trú rải rác dọc theo các triền dốc của núi đá, kinh tế chủ yếu là canh tác nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi một số loại gia súc.
Họ cũng có những phong tục tập quán hết sức độc đáo, Theo
phong tục của họ, lễ Ma khô là tục lệ tiễn linh hồn người chết về với tổ tiên.
Từ “ma” nghĩa là “đangz”, từ “khô” nghĩa là “kruôr”, diễn xuôi theo tiếng Kinh
là “ma khô”.
Khác với đám ma tươi là không còn người chết ở trong nhà, đám ma khô là lễ cúng
cuối cùng ngụ ý để thả hồn người chết về với tổ tiên, cội nguồn, mong sao linh
hồn người chết được siêu thoát, tìm được đường về yên nghỉ với tổ tiên và phù hộ
cho gia đình...
Lễ Ma Khô là nghi lễ con cháu thể hiện lòng mình với tổ tiên, báo hiếu với gia đình. Mặc dù là nghi lễ mang tính chất gia đình nhưng lại thu hút đông đảo anh em trong họ, trong bản tham gia.
Thời gian làm lễ Ma khô thường diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng 10 âm lịch hàng năm.
Thực hiện Sondongvicas