Văn minh và sự phát triển của thành phố đâu chờ sự… đủng đỉnh?
Có một câu chuyện của thành phố Hồ Chí Minh tại cuộc họp về tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội tháng 05/2017 khiến cư dân mạng, báo chí xôn xao bàn luận nhiều chiều. Đó là khi ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch thành phố cho rằng cần "tập thói quen làm việc đúng giờ, đúng hẹn; đăng ký làm việc tới giờ nào thì phải kết thúc giờ đó, không dây dưa, không “dây thun”. Để tránh tình trạng cấp dưới làm việc “giờ dây thun”, ông Phong đề xuất Văn phòng UBND TP nên mua cho mỗi vị Phó Chủ tịch thành phố một cái... đồng hồ (Lao động, ngày 30/5).
Nghe chuyện, ai nấy đều giật mình. Vì chuyện chơi sang? Nhưng ngẫm kỹ, hóa ra không phải. Người viết bài xin kể một cậu chuyện có thật cách đây đã nhiều năm, liên quan đến chiếc đồng hồ.
Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong (Ảnh VietNamNet) |
Ông cười như xin lỗi. Cả hội trường cũng cười ồ, râm ran, thú vị như nhận ra một điều gì đó lâu nay đã thành thói quen… Ai cũng thấy ông nói đúng. Đã đến muộn lại còn được hoan hô. Sau tiếng cười ồn ào, người viết bài nghĩ rằng ông là một quan chức rất ý thức về trách nhiệm, và là người tự trọng, có văn hóa.
Khi đó, đất nước bắt đầu bước vào công cuộc Đổi mới. Những nếp sinh hoạt kiểu “làng xã” của thời bao cấp, nghèo khổ, phổ biến nam giới mùa hè thường đánh chiếc quần sooc với đôi dép lê loẹt quẹt…, đã được thay thế bằng hẳn một văn bản chỉ đạo về y phục công sở của công chức, viên chức, cả nam lẫn nữ, từ giầy, dép, đến y phục mùa hè mùa đông ra sao. Để từ đó, đôi dép lê (dép tổ ong) loẹt quẹt vĩnh viễn biến mất khỏi các cơ quan, công sở nhà nước, vào “bảo tàng”, vào hoài niệm của mỗi người một thời khốn khó ra sao. Giờ, chỉ còn là loại dép đi trong nhà, trong khách sạn.
Người ta đi họp, đi công tác, đều phải đến đúng giờ, cho đúng tác phong ‘công nghiệp”. Ý thức của một thời cuộc “công nghiệp hiện đại”, tự lúc nào cũng ngấm dần vào đời sống con người Việt Nam. Bởi thời gian chính là tiền bạc. Nhất là với các quốc gia văn minh, với giới doanh nghiệp, hẳn điều này họ thấm thía hơn hết.
Ấy vậy nhưng không biết có phải vì tư duy và phong cách “tiểu nông’ vẫn ẩn sâu trong con người Việt như cái gien trội và rất mạnh, dù bây giờ người Việt, nhất là ở các đô thị đời sống vật chất đã nâng cao hơn, ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, nhà biệt thự, đi xe xịn. Mà cứ có dịp là cái gien trội ấy lại “nổi trội”, coi sự mong đợi của cả cộng đồng, tập thể, chả là cái đinh gỉ gì.
Ngay trong câu chuyện vừa bi vừa hài của một ca sĩ- Lưu Chí Vỹ- xảy ra mới đây đủ biết. Là người nhận biểu diễn tại một show hội chợ thuộc xã Phú Chánh, (huyện Tân Uyên- tỉnh Bình Dương), có hàng nghìn khán giả tham dự, chờ đợi, nhưng ca sĩ này đã đến theo kiểu giờ “dây thun” tới 02 tiếng đồng hồ, khiến bầu show nổi giận, trách mắng. Còn khán giả thì… tạt nước, thậm chí có những người quá khích còn ném ghế lên sân khấu hoặc cầm chổi đuổi đánh. Được biết, hiện tượng “dây thun” còn như một phong cách của không ít các ca sĩ tưởng mình là “sao”.
Một góc thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh VietNamNet) |
Nhưng chắc chắn đời sống kinh tế- xã hội của hàng triệu người dân ở thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu phát triển của đô thị lớn nhất nhì nước này cũng không phải là sàn “sâu bit”. Và theo báo LĐ, các vị phó Chủ tịch UBND thành phố cũng đâu phải “sao”.
Được biết, trước đó một năm, thành phố Hồ Chí Minh đã phải có chỉ thị nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực. Cấm cán bộ, công chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không được hút thuốc lá nơi công sở, trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường. Đó là những quy định bắt buộc cần thiết của một phong cách làm việc văn minh. Không rõ những quy định này đến nay các công sở có thực hiện nghiêm cẩn không, nhưng chuyện “dây thun” thì vẫn cứ… co kéo.
Mặc dù, theo thông tin của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, 05 tháng đầu năm 2017 kinh tế thành phố vẫn giữ đà tăng trưởng, góp phần thu ngân sách về ngày một cao. Thế nhưng, trong số hơn 800 nhiệm vụ mà Chủ tịch thành phố giao các sở, ngành và quận huyện, chỉ mới có 364 nhiệm vụ hoàn thành, 520 nhiệm vụ không hoàn thành hoặc… trễ hẹn. Ông Nguyễn Thành Phong nhìn nhận, qua đó, cho thấy lãnh đạo còn yếu kém trong điều hành công việc (Dân Việt, ngày 29/5)
Như thế không chỉ có các Phó Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh cần được sắm đồng hồ đi họp, mà ngay cả 520 nhiệm vụ (của các ngành) thành phố cũng cần được “đeo đồng hồ” để kịp hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng muốn cả 520 nhiệm vụ được hoàn thành, mỗi nhân sự, từ các Phó Chủ tịch thành phố trở xuống đến cán bộ cơ sở, đều không thể chỉ quen với “dây thun”
Câu chuyện mua đồng hồ cho các Phó Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, hay chính là sự đòi hỏi ý thức trước bổn phận, đòi hỏi tư duy và hành động vì lợi ích chung của mỗi quan chức không thể mãi chậm trễ?
Văn minh và sự phát triển của thành phố đâu chờ sự… đủng đỉnh?
Kỳ Duyên