Bản chất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) doanh nhân tại các thiên đường thuế (tax havens) là sự di chuyển khéo léo dòng tiền vào những nơi có thuế suất thấp và nhiều ưu đãi để tối đa hóa lợi nhuận, bảo vệ tài sản và bảo mật thông tin.

Đó được gọi là ‘đồng tiền khôn”. Vì thế, phần lớn các hoạt động ở thiên đường thuế không được coi là phạm tội, phạm luật. Tuy nhiên, sự dễ dãi của thiên đường thuế cũng là nơi thuận lợi cho các hoạt động rửa tiền từ các nguồn gốc đen tối: phạm tội, tham nhũng, buôn lậu, ma túy, buôn người, vũ khí.

Tuy nhiên, đối phó với các thiên đường thuế luôn là bài toán khó cho mọi nhà lãnh đạo. Dù đó chỉ là hóa giải những đồng tiền khôn né thuế hay tấn công những ‘đồng tiền bẩn’ phạm tội.

Đồng tiền khôn

Không khó để tìm kiếm thông tin về các thiên đường thuế (tax haven). Chỉ cần gõ cụm từ này trên Google, có thể thu về hơn 27 triệu kết quả. Rất nhiều DN cung cấp dịch vụ tư vấn mở công ty tại các thiên đường thuế. Đó là một việc bình thường và phổ biến.

Một DN có lời chào mời khá với mức phí 1.199 USD trọn gói để mở một công ty tại British Virgin Islands (BVI). Trong đó phí chính phủ thu 350 USD, phí đăng ký văn phòng 325 USD, đại lý 325 USD và phí DN 199 USD. Thời gian để hoàn thành thủ tục mở 1 công ty như vậy là 24h!

{keywords}

BVI là một quần đảo trên vùng biển Caribean với diện tích vài trăm km2, dân số khoảng 20 ngàn người. Khu vực này có một cơ chế mở về kinh doanh và đầu tư khác hoàn toàn với thông lệ. Đến nay, BVI có khoảng 800 ngàn DN nước ngoài thành lập với chi phí duy trì DN đóng góp hơn 50% vào GDP, mang đến thu nhập đầu người khoảng 40 ngàn USD/năm.

Trên thế giới hiện có rất nhiều thiên đường thuế như vậy.Nổi tiếng hơn với những cái tên như: Luxemburg, Cayman Islands thuộc Anh, Isle of Man, Jersey (nằm giữa Anh và Pháp), Ireland, Mauritius, Bermuda, Monaco, Switzerland, Bahamas, Hồng Kông và Macao thuộc Trung Quốc; bang Delaware ở Mỹ, Singapore, Bỉ, Guernsey, Panama…

Với thuế rất thấp hoặc bằng 0, khá dễ hiểu tại sao một thiên đường thuế như BVI lại có tới 40 DN trên một đầu người.

Về bản chất, mở DN ở thiên đường thuế là cách để giới nhà giàu và các DN giảm chi phí thuế, tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ tài sản.

Thông qua một DN mở tại thiên đường thuế, DN trong nước (ở Việt Nam chẳng hạn) có thể chuyển toàn bộ hoặc một phần lợi nhuận sang DN ở thiên đường thuế thông qua các giao dịch liên kết để nâng giá hàng hóa mua vào hoặc nâng chi phí tài chính đầu vào để giảm thuế thu nhập DN. Số tiền lãi có thể nằm ở BVI, có thể được tái đầu tư ở nhiều nơi khác và cũng thể đầu tư trở lại vào Việt Nam.

Mới đây, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ quản lý thuế các doanh nghiệp lớn - Tổng Cục thuế cho biết, tránh thuế, né thuế là lợi dụng các kẽ hở của luật pháp để tuận dụng các lợi thế nhằm giảm nhẹ nghĩa vụ thuế “một cách hợp pháp”.

DN có thể lợi dụng thể chế có thuế thấp để đầu tư (hợp pháp), ví dụ đầu tư vào Singapore thay vì vào Nhật hoặc lợi dụng các nơi “thiên đường thuế” để tạo lập cơ sở kinh doanh rồi đầu tư vào nơi khác (rất nhiều).

Trên thực tế, làm kinh doanh ai cũng nghĩ tới việc tối đa hóa lợi nhuận. Việc lựa chọn địa điểm mở DN là quyền của doanh nhân. Các hoạt động như vậy nếu không chứng minh được là chuyển giá thì đều hoàn toàn hợp pháp. Đó là những ‘đồng tiền khôn’.

Vụ Panama Papers cũng sẽ là hợp pháp nếu DN có hoạt động thật. Nếu kinh doanh ảo, DN chỉ là để dòng tiền qua lại thì là bất hợp pháp.

Không dễ tấn công thiên đường thuế

Né thuế, tránh thuế nhờ các thiên đường thuế là một vấn đề khá mởi mẻ ở Việt Nam nhưng là vấn đề đau đầu đối với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới trong hàng chục năm qua.

Gần đây, cựu thủ tướng Anh Gordon Brown thúc giục các nước EU đoàn kết với nhau và gây áp lực đối với Mỹ trong cuộc chiến chống tình trạng né tránh thuế, vốn gây thiệt hại tới 7 ngàn tỷ USD mỗi năm đối với nền kinh tế thế giới.

Ông Brown đề xuất việc lập lên một danh sách đen các thiên đường thuế với mục đích để “không còn các hòn đảo cho hoạt động rửa tiền”.

{keywords}

Một chính trị gia của Anh, George Osborne, thậm chí còn kêu gọi lập danh sách đen toàn cầu về các thiên đường thuế và đưa ra các biện pháp trừng nặng nề sau khi vụ Panama Papers nổ ra. Sáng kiến của Osborne được Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và 15 nước khác ủng hộ.

Tuy nhiên, nghị viên châu Âu đêm 11/5 đã trì hoãn quyết định thành lập một ủy ban điều tra các vấn đề liên quan tới vụ Hồ sơ Panama sau khi bộ phận pháp lý của nghị viện đặt vấn đề ủy ban này sẽ hoạt động với cơ sở pháp lý nào.

Trên thực tế, hoạt động của DN tại các thiên đường thuế, tận dụng lợi thế về thuế dựa trên lỗ hổng của hệ thống pháp luật là không có gì sai dù có thể bị lên án về đạo đức.

Trong nhiều năm qua, nhiều nước trên thế giới đang đi theo hướng làm sao để chống thất thu thuế do các thiên đường thuế gây ra, theo hướng sửa luật để chống, để có ích kẽ hở hơn cho việc lách luật.

Quản lý đầu tư ra nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyển tiền ra nước ngoài thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước , xác định thu nhập do thuế và giá hàng hóa đầu vào do hải quan. Nếu tất cả được quản lý tốt, thì việc né thuế, tránh thuế thông qua các thiên đường thuế sẽ không hiệu quả.

Một chuyên gia cho biết, riêng về vấn đề chuyển giá, cần phải đấu tranh bằng nghiệp vụ chuyển giá để có thể thu thuế của các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm, dùng chính sách chứ không dùng mệnh lệnh.

Để làm như vậy, thay vì mong chờ các DN tự nguyện hay truy tìm dấu vết để đòi lại tiền khi xảy ra những vụ như Panama phải xây dựng được hệ thống luật pháp, kiểm soát và quản lý tương đương để quản lý. Việt Nam có thể ký kết hiệp định tương trợ pháp lý, thuế với các thiên đường thuế. Một số biện pháp khác như: thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), công khai tên công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tiếp tay cho DN chuyển giá, tẩy chay DN chuyển giá,

M. Hà