Ember Spirit, Shadow Demon và Death Prophet là ba heroes phổ biến nhất tại giải Hạng Nhất thuộc WePlay! Pushka League Season 1 – giải Dota 2 online trị giá 250,000 USD vừa hạ màn hôm 12/5.

Với tổng cộng 136 games đấu đã diễn ra, cả ba heroes trên có 110 lần được pick/bị ban. Trong đó đó, Ember Spirit nổi bật hơn cả với 127 lần xuất hiện, tức hero này đã góp mặt trong hơn 90% lượt draft.

Khi nhắc tới những heroes được pick nhiều nhất, chúng ta phải điểm mặt các supports đầu tiên. Grimstroke có 54 lần hiện diện, theo sau là 47 của Ember Spirit và Rubick cùng Oracle chia sẻ vị trí thứ ba khi được sử dụng trong 43 games.

Ba heroes có tỉ lệ chiến thắng (win rate) cao nhất với hơn 10 games đấu là Bane, Bounty Hunter và Mars. Chỉ tính riêng offlaner của Team Liquid, Samuel “Boxi” Svahn, đã đóng góp cho Mars tới 6 games thắng và 0 thất bại.

WePlay! Pushka League là giải đấu tầm cỡ đầu tiên sử dụng Patch 7.26c – một bản update rộng khắp được Valve tung ra nhằm giảm nhịp độ của laning phase và hạn chế chiến thuật deathball vốn đang được nhiều teams chuyên nghiệp ưa chuộng thời gian gần đây.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về những heroes nổi bật nhất của WePlay! Pushka League:

Ember Spirit: Sẵn sàng “va đập”, thích ứng với mọi hoàn cảnh

Ember Spirit là hero được cạnh tranh nhiều nhất trong các loạt draft và rời giải với tâm thế là cái tên được pick nhiều thứ hai. Bên cạnh sự phổ biến, Ember Spirit cũng có một giải đấu đáng nhớ với win rate đạt 59%.

Patch 7.26c đã nerf 5 damage của Ember Spirit ở Level 10 Talent. Nhưng ngược lại, sức mạnh của hắn ta lại được cải thiện về late-game khi buff hai Talents rất được ưa thích: Sát thương gây lên hero địch của Sleight of Fist và thời gian hồi lại các charges Remnant.

Ember Spirit trở thành lượt pick đa dụng và có thể đảm đương tốt cả safe lane lẫn mid lane. Hắn ta farm cực nhanh với Flame Guard và hoàn toàn có thể “ngủ trong rừng” nếu gặp tình huống xấu nhất.

Combo Sleight-Searing Chains có thể giúp Ember Spirit đoạt mạng nhiều mục tiêu từ khoảng cách xa, đặc biệt khi kết hợp cùng với đối tác đi lane.

Các pro players thường tập trung rush hai items Phase Boots và Spirit Vessel để có được lượng armor lẫn máu cần thiết cho Ember Spirit đánh nhau ở early-game. Khi mà Teleport Scroll và Boots of Travel đã bị nerf, Ember Spirit vẫn có thể lạm dụng khả năng hồi phục của Fountain cực tốt nhờ Fire Remnant.

Thêm nữa, khả năng thích ứng tốt ở early-game không khiến cho Ember Spirit kém bùng nổ khi thời gian trôi về late. Team cần sát thương vật lý? Ember Spirit có thể lựa chọn build Desolator và kết hợp nhuần nhuyễn với Sleight of Fist – skill được nâng cấp ở Level 20 Talent. Muốn hạ gục supports trong nháy mắt? Cứ lên Aghanim’s Scepter và nhảy xổ vào phía chúng ở thời điểm nhạy cảm nhất.

Ember Spirit cực kỳ linh hoạt, có thêm khả năng hồi phục và tăng tiến sức mạnh theo thời gian,…đủ để thấy rằng hero này hiếm khi bị bỏ lại trong meta. Hắn ta vẫn đang là sát thủ săn supports hàng đầu và đủ sức trở thành carry thứ hai trong team ở cả khoản gây sát thương phép lẫn STVL.

Shadow Demon: Support đa tài

Shadow Demon là hero bị lãng quên trong phần lớn Patch 7.24. Nhưng việc đang là hero được cạnh tranh nhiều thứ hai với 60% win rate tại WePlay! Pushka League đang khiến cho hero này quay trở lại mạnh mẽ.

Chủ yếu sắm vai support trong đội hình, hero này có thể áp đảo lane nhờ skill Shadow Poison để trừng phạt mọi đối thủ khi tích được thật nhiều stacks. Với Disruption, hero này sở hữu công cụ đào tẩu/outplay cực hữu dụng. Kết hợp với Oracle, hero sở hữu Fortune’s End, đồng nghĩa với việc đồng minh có rất nhiều cách để né đòn.

Tổng quan thì Shadow Demon là một lượt pick thiên về tấn công và cực kỳ hữu dụng khi đối đầu với những heroes phụ thuộc nhiều vào các buffs kiểu như Necrophos.

Ngay khi có Scepter, Shadow Demon còn trở thành mối nguy với những heroes như Bristleback hay Huskar bởi Break sẽ counter trực diện passives giúp chúng sống sót.

Khi lắp vào vai trò support số 4, không hiếm pro player tận dụng triệt để khả năng farm lane khi tăng max Shadow Poison. Disruption cùng Soul Catcher cũng có thể gia tăng mức độ nguy hiểm cho Shadow Demon.

Death Prophet: Chuyên gia push

Death Prophet chưa muốn rời bỏ cuộc chơi. Hero này đã bị nerf hết lần này tới lần khác nhưng vẫn được trọng dụng trong đấu trường chuyên nghiệp nhờ tốc độ di chuyển cộng thêm trên Exorcism cùng giảm cooldown của Spirit Siphon.

Death Prophet là hero bị ban nhiều nhất giải với 88 lần và tỉ lệ thắng đạt 61% sau 23 lần được pick.

Spirit Siphon biến hero này trở thành một con quái vật đi lane và gần như không thể bị gank. Không khó khi chứng kiến Death Prophet xoay chuyển tình thế nhờ Spirit Siphon ngay cả trong những tình huống ngặt nghèo nhất. Bởi gây sát thương theo % nên đồng nghĩa với việc skill này ngày càng mạnh khi trôi về late-game.

Crypt Swarm đảm bảo hero này là một cỗ máy farm thứ thiệt, trong khi Silence lại là một công cụ disable thiết yếu. Bản chất AoE khiến hai skills này trở nên đáng sợ với mọi heroes đi mid.

Nhưng Exorcism mới là điểm khiến Death Prophet trở nên đặc biệt. Nó hữu ích trong teamfight, push và cả khi rượt đuổi với thời gian tồn tại dài. Trong gần nửa phút đồng hồ, Exorcism biến team của bạn thành một thực thể siêu nhiên và chỉ cho kẻ địch duy nhất một lựa chọn: Tản ra mọi nơi.

Nếu có Scepter, ultimate của Death Prophet sẽ gọi thêm ma và giúp cho hero này farm tốt hơn, làm rối loạn teamfight và gia tăng khả năng có mạng.

Một vài teams đã thử nghiệm Death Prophet ở side lanes nhưng dĩ nhiên vị trí ưa thích nhất vẫn là mid lane. Thăng tiến level nhanh chóng là điều kiện kiên quyết biến Death Prophet trở thành một con quái vật. Và nếu địch thủ lựa chọn cách bỏ lane thì nhiều khả năng khi quay lại, chúng sẽ phải nhìn thấy trụ 1 đang phải đối mặt với viễn cảnh sụp đổ.

None (Theo Dot Esports)