Trên trang Facebook của mình, ông Kuleba đã đăng tải một cuộc đối thoại với một “đồng nghiệp châu Âu” nào đó.

“Bây giờ là F16? Đúng vậy. Tôi đang làm việc về vấn đề này. Đó là lý do tại sao tôi vừa nhận được câu hỏi từ một đồng nghiệp châu Âu”, ông Kuleba viết trên Facebook.

Trước đó, vào tháng 3/2022, tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ông Kuleba nói rằng Ukraine cần nhất là việc cung cấp các hệ thống phòng không và hàng không quân sự.

Tiêm kích F-16 của Mỹ. Ảnh: US Air Force

Tổng thống Zelensky bổ nhiệm cựu lãnh đạo vùng Kiev làm phụ tá mới

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã bổ nhiệm cựu lãnh đạo vùng Kiev Oleksiy Kuleba làm Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine.

Ông Kuleba trước đây từng là người đứng đầu chính quyền vùng Kiev, nhưng đã bị sa thải cùng với một số thống đốc khác.

Tổng thống Biden sắp công bố quyết định cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine

Một quan chức trong chính quyền Mỹ nói với Al Jazeera rằng, Tổng thống Joe Biden sẽ công bố vào hôm nay (25/1) về quyết định cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine.

Theo quan chức trên, các xe tăng được gửi tới Ukraine sẽ không bị chuyển khỏi kho của Lầu Năm Góc mà là được ký hợp đồng mới.

Trước đó, Politico dẫn thông tin từ các quan chức chính phủ báo cáo rằng, Mỹ đang xem xét gửi khoảng 30 xe tăng Abrams tới Ukraine. Tuy nhiên, ngay sau đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Patrick Ryder nói Mỹ vẫn chưa sẵn sàng công bố việc cung cấp xe tăng Abrams cho Kiev.

Thụy Sĩ phê duyệt tái xuất vũ khí sản xuất trong nước sang Ukraine

Ủy ban của Quốc hội Thụy Sĩ đã thông qua các sửa đổi đối với luật cho phép tái xuất khẩu vũ khí do nước này sản xuất sang Ukraine thông qua các nước thứ ba.

“Với 14 phiếu thuận, 11 phiếu chống, đề xuất và sáng kiến ​​​​của quốc hội về việc tái xuất thiết bị quân sự đã được thông qua. Đơn xin không tái xuất có thể bị hủy bỏ trong trường hợp vi phạm lệnh cấm về việc sử dụng vũ lực theo luật pháp quốc tế”, thông báo đăng trên trang web của Quốc hội Thụy Sĩ.

Việc sửa đổi luật sẽ tạo cơ hội cho chính phủ Thụy Sĩ hủy bỏ tuyên bố không tái xuất khẩu của một quốc gia đã mua vật liệu quân sự từ liên minh. 

Chính phủ Thụy Sĩ sẽ có thể duy trì lệnh cấm tái xuất nếu việc hủy bỏ lệnh cấm này đi ngược lại lợi ích chính sách đối ngoại của đất nước.