Sau khi được ban hành, các thông báo gỡ xuống như vậy sẽ được áp dụng trên toàn Liên minh Châu Âu, với các quốc gia có thể áp dụng hình phạt tài chính đối với các công ty từ chối tuân thủ. Luật sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi nó được xuất bản trên tạp chí chính thức của EU, một bước tiêu chuẩn cho tất cả luật của khu vực. Sau đó, nó sẽ phải được thông qua bởi mỗi quốc gia thành viên.

Luật này đã được thảo luận ở EU trong nhiều năm. Nó được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2018, thời điểm các cuộc tấn công khủng bố của các nhóm như IS đang đạt đến đỉnh điểm trên khắp khu vực và các nhà lập pháp đang lo lắng về việc cực đoan hóa trực tuyến. Kể từ đó, các đề xuất đã được thông qua bởi các cơ quan lập pháp của EU, với một số sửa đổi lớn.

Đáng chú ý, luật pháp hiện đã loại trừ các yêu cầu gỡ xuống nhắm mục tiêu đến nội dung khủng bố nằm trong bất kỳ tài liệu giáo dục, nghệ thuật, báo chí hoặc học thuật nào. Nó cũng không bao gồm nghĩa vụ đối với các công ty internet phải giám sát trước hoặc lọc nội dung của họ.

Tuy nhiên, nhiều nhóm nhân quyền vẫn lo ngại luật sẽ có những tác động không mong muốn. Mặc dù các công ty không có nghĩa vụ phải lọc nội dung nhưng họ có thể chọn làm như vậy để tránh phải phản hồi nhanh chóng với các thông báo gỡ xuống. Các chuyên gia lo ngại những bộ lọc thuật toán như vậy có thể chặn nội dung hợp pháp.

Họ cũng lo ngại rằng giới hạn gỡ xuống 1 giờ là khung thời gian quá ngắn đối với các nền tảng nhỏ hơn với ít tài nguyên hơn. Các nền tảng như vậy thường được các nhóm khủng bố sử dụng để lưu trữ nội dung vì họ không thể kiểm duyệt nội dung. Điều này sẽ khiến việc kinh doanh của các công ty này trở nên khó khăn hơn, gây cản trở sự cạnh tranh trong thị trường vốn đã bị thống trị bởi những gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Cũng có thể các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu sẽ giải thích những vấn đề “khủng bố” liên quan đến các nội dung có hại, bởi nếu không nó sẽ cho phép các chế độ độc tài có thể bịt miệng những người chỉ trích họ ở nước ngoài bằng cách ban hành các lệnh loại bỏ bên ngoài biên giới của họ. Bởi vì điều này phải xảy ra trong vòng 1 giờ, các nền tảng trực tuyến sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các lệnh này để tránh bị phạt hoặc các vấn đề pháp lý.

(Theo VOV)

Tại sao EU cứng rắn với các công ty công nghệ Mỹ?

Tại sao EU cứng rắn với các công ty công nghệ Mỹ?

Trong khi Mỹ luôn có những chính sách tạo điều kiện cho các công ty công nghệ phát triển, châu Âu lại liên tục đưa ra nhiều quy định nhằm hạn chế sự bành trướng của ngành công nghệ.