Kỳ thi diễn ra ở các địa phương gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Tại TP.HCM kỳ thi diễn ra ở nhiều trường đại học như: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM... và các điểm thi là các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM.

Phần lớn thí sinh là học sinh các trường THPT trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An.

Tại điểm thi Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM): Một thí sinh ở Định Quán, Đồng Nai bật khóc nức nở giữa sân trường vì quên mang giấy dự thi.

Thí sinh này đành phải đăng ký dự thi vào đợt 2. Điểm thi tại Trường ĐH Quốc tế có 47 phòng thi, với 1621 thí sinh dự thi, 147 cán bộ coi thi và hỗ trợ.

Tại điểm thi Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, sáng 26/03, từ sớm, rất đông phụ huynh đưa học sinh tới dự thi. Điểm thi được tổ chức ở cơ sở chính của nhà trường. Phần lớn thí sinh là học sinh các trường THPT trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An...

Ảnh: TS

Khởi nguồn từ năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực nhằm tuyển chọn những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.

Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực giúp mở rộng phương án xét tuyển của các đơn vị trong và ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM. 

Ảnh: TS

Bài thi đánh giá năng lực, chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.

Ảnh: TS

Đề thi đánh giá năng lực được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các đề thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. 

Xét về cấu trúc, đề thi đánh giá năng lực tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở đề thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của đề thi TSA. Đề thi đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Nội dung đề thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức cả về mặt tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

ĐH Quốc gia TP.HCM, khẳng định đề thi đánh giá năng lực luôn giữ ổn định về cấu trúc, độ khó và sẽ được cải tiến để chất lượng tốt nhất. Cách để đạt kết quả tốt nhất là học sinh cần có năng lực thật và tập trung học để nâng cao năng lực đó trong suốt quá trình chứ không phải là luyện thi, học tủ để có điểm thi cao.

Thí sinh cần tự xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực của mình một cách toàn diện, dài hạn. Thí sinh không cần tham gia các khóa luyện thi đang được quảng cáo ở khắp nơi mà nên tự ôn luyện năng lực chung của mình.

Bài thi hỏi rất tổng quát về khả năng hệ thống hoá, khả năng xử lý số liệu, xử lý vấn đề… vì thế không nên “học lệch”, “học tủ”.

Kết quả kỳ thi sẽ được công bố vào ngày 4/4.

Trong khi đó, ở điểm thi Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nằm ở Khu Công nghệ cao TP.HCM, Xa lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức,  được bố trí 71 phòng thi, trải dài từ tầng 3 đến tầng 9 tòa nhà E1. Các phòng thi lớn phân bố chỗ ngồi cho 45 thí sinh, phòng thi nhỏ sẽ dành cho 30 thí sinh.

Ảnh: XD
Ảnh: XD
Ảnh: XD
Ảnh: XD
Ảnh: XD

Điểm thi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM:

Ảnh: L.T

Hiện có hơn 80 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển vào đại học. Trong đó, có 10 trường thành viên, khoa, viện của ĐH Quốc gia TP.HCM; 72 các trường ĐH ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM; 5 trường cao đẳng trên địa bàn TP.HCM.

Sau kỳ thi giấy báo điểm thi sẽ được gửi đến thí sinh qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh) theo địa chỉ liên hệ mà thí sinh đã đăng ký khi đăng ký tài khoản. Giấy báo điểm được gửi đi trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết quả thi được thông báo trên trang thông tin điện tử.

Khi đăng ký tài khoản, thí sinh cần kiểm tra kỹ các thông tin sau để có thể nhận giấy báo điểm: họ và tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc.

Các đơn vị sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM: