- Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch Vietinbank  - vừa được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Rời ghế chủ tịch 1 trong 4 'ông lớn' ngân hàng Việt Nam, ông Thắng cũng thôi không còn là người làm đại diện 40% vốn nhà nước tại ngân hàng này. Sau khi ông Thắng rời đi, ghế nóng chủ tịch Vietinbank đang bỏ trống. Thủ lĩnh lèo lái định chế tài chính hàng đầu Việt Nam là vị trí quan trọng không chỉ với ngân hàng này, với thị trường tài chính mà còn với cả thị trường chứng khoán. Và tất nhiên, sự ổn định đang là điều tất cả mong đợi.

Vietinbank là ngân hàng đã cổ phần hóa và Nhà nước vẫn nắm giữ phần ở đây. Mới đây, NHNN đã ra quyết định về việc cử người đại diện 100% phần vốn Nhà nước tại Vietinbank cho 3 ông: Nguyễn Văn Thắng, Lê Đức Thọ, Cát Quang Dương làm đại diện.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Thắng là cá nhân đại diện 40%. Người tiếp theo là ông Lê Đức Thọ, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vietinbank, người đại diện 30% vốn. Phần còn lại là ông Cát Quang Dương làm đại diện.

Với việc nhà nước nắm giữ phần lớn tại Vietinbank và theo quy định NHNN là người đại diện thì ghế chủ tịch Vietinbank và nhiều ngân hàng có gốc quốc doanh khác đều sẽ là người đại diện vốn nhà nước nắm giữ. Ứng viên có quá trình gắn bó với Vietinbank và trải qua thời kỳ quản lý ở NHNN sẽ được xem là lợi thế sáng giá.

{keywords}
Ông Lê Đức Thọ.

Trong 2 người đại diện vốn nhà nước hiện nay thì ông Lê Đức Thọ, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vietinbank, đang được đánh giá là tiềm năng nhất cho việc gánh vác trọng trách chèo lái con thuyền Vietinbank.

Được biết, ông Thọ là tiến sỹ kinh tế, công tác tại VietinBank từ năm 1990. Ông đã đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc trước khi được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng NHNN kể vào tháng 8/2013 và được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Vietinbank nhiệm kỳ 2014 - 2018 với số phiếu 100% phiếu bầu.

Với vai trò là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VietinBank, ông Lê Đức Thọ hiện là người đại diện 30% vốn Nhà nước tại ngân hàng này. Tổng số cổ phần ông Thọ đang nắm giữ là 720.061.487 cổ phiếu, tương đương 19,34% cổ phần tại Vietinbank. Toàn bộ cổ phiếu ông Lê Đức Thọ đang nắm giữ đều là cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng.

Ông Lê Đức Thọ sinh năm 1970. Ông Thọ từng lấy bằng Cử nhân Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, chuyên ngành Kế hoạch hóa KTQD năm 1991 trước khi theo học và lấy bằng Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1996- 1999), rồi tiếp tục theo học và lấy bằng Tiến sỹ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001-2005).

Trong sự nghiệp của mình, ông Lê Đức Thọ đã gắn bó cùng Vietinbank từ năm 1991 và trải qua nhiều vị trí khác nhau trước khi giữ vị trí Phó Tổng giám đốc Vietinbank vào năm 2010. Ông Thọ được bổ nhiệm chức Chánh văn phòng NHNN hồi tháng 8.2013. Tuy nhiên, sau 8 tháng thay đổi đơn vị công tác, ông Thọ trở lại VietinBank tham gia HĐQT và giữ chức vụ Tổng giám đốc. Còn, ông Nguyễn Văn Thắng trở thành Chủ tịch HĐQT của Vietinbank 

Trong giai đoạn ông Thắng làm chủ tịch, ông Thọ nắm quyền điều hành, Vietinbank đã có sự tăng trưởng mạnh. Từ một ngân hàng có tổng tài sản là 661.131,6 tỷ đồng (năm 2014) lên hơn 1,1 triệu tỷ đồng; lợi nhuận tăng trưởng, doanh thu tăng chủ yếu từ lĩnh vực an toàn, cơ cấu nguồn thu dịch chuyển theo hướng tăng nguồn thu từ dịch vụ, giá trị gia tăng...

Hoài An

Đầu năm mới, sếp ngân hàng đồng loạt tuyên bố rời chức

Đầu năm mới, sếp ngân hàng đồng loạt tuyên bố rời chức

Từ ngày 1/1/2018, hàng loạt sếp lớn đã quyết định từ bỏ chức chủ tịch tập đoàn, DN khác của mình để dồn tâm sức tiếp tục đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo tại các ngân hàng.

Những sếp ngân hàng 'ngã ngựa' năm qua

Những sếp ngân hàng 'ngã ngựa' năm qua

Năm 2017, hàng loạt lãnh đạo ngân hàng đã vướng vòng lao lý vì liên quan tới những vụ án nghìn tỷ.

10 sếp ngân hàng đánh mất 200 tỷ vào tay 'siêu lừa' Huyền Như ra sao?

10 sếp ngân hàng đánh mất 200 tỷ vào tay 'siêu lừa' Huyền Như ra sao?

Bằng thủ đoạn, "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như đã lợi dụng các nguyên cán bộ, lãnh đạo tại Navibank gửi tiền vào VietinBank để chiếm đoạt 200 tỷ đồng.

Giả danh sếp ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ

Giả danh sếp ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ

Gọi điện đến các cửa hàng điện tử, Phạm Thanh Tuấn tự xưng là cán bộ ngân hàng rồi đặt hàng điện thoại, máy tính với số lượng lớn.

Những sếp ngân hàng 'ngã ngựa' năm 2016

Những sếp ngân hàng 'ngã ngựa' năm 2016

Chưa hết năm 2016, giới tài chính ngân hàng đã chứng kiến hàng loạt cú "ngã ngựa" của nhiều lãnh đạo ngân hàng.

Sếp ngân hàng lừa 4 tỷ đồng, trốn truy nã 7 năm ở Campuchia

Sếp ngân hàng lừa 4 tỷ đồng, trốn truy nã 7 năm ở Campuchia

 Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an TP.HCM vừa bắt giữ bị can Nguyễn Hoàng Ngân bị truy nã 7 năm nay. Ngân nguyên là Trưởng phòng Giao dịch Bình Chánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Chợ Lớn.

Sếp ngân hàng nhận lương tới 670 triệu đồng/tháng

Sếp ngân hàng nhận lương tới 670 triệu đồng/tháng

Một khảo sát gần đây cho biết giám đốc khối bán lẻ hoặc khối doanh nghiệp có trên 10 năm kinh nghiệm nhận chung mức lương cao nhất là 15.000 USD/tháng.