Thông tin trên được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo bàn về giải pháp chuyển đổi số và phát triển thương hiệu cho ngành nông sản Việt Nam vừa được tổ chức.

Theo Cổng thông tin bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyển đổi số ngành nông nghiệp được Chính phủ xác định là một trong tám lĩnh vực ưu tiên trong chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải bắt nguồn từ các doanh nghiệp, người nông dân, có những động lực kinh doanh mới, thị hiếu người tiêu dùng. Chuyển đổi số là một hành trình đòi hỏi tất cả các bên cùng chung tay, với phương pháp và cách tiếp cận đúng để cùng nhau với những bước đi đầu tiên vững chắc để xuất khẩu nông sản tạo ra giá trị bền vững.

Thách thức đối với xuất khẩu rau quả Việt Nam là sự thay đổi của thị trường nhập khẩu rất nhanh và ngày càng khắt khe trong khi sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn là sản xuất nhỏ với tập quán thói quen lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao khó đáp ứng nhu cầu của người mua.

Theo các chuyên gia quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu khá phức tạp, Việt Nam đã bắt đầu phát triển để hoàn thiện, là động lực thúc đầy cho ngành trái cây, việc chuyển đổi số giúp người dân và doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc chế biến và xuất khẩu. Do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng, chính sách phù hợp và minh bạch với các cơ sở dữ liệu. Chính phủ đưa ra các chính sách thực hiện số hóa, truyền tải đúng đến người dân, doanh nghiệp để thực hiện và cần chung tay của các bên liên quan biến mong muốn trở thành hiện thực đẩy mạnh cho ngành trái cây Việt Nam phát triển bền vững.

nong san hai duong.jpg
Xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc... là các giải pháp để mở rộng xuất khẩu cho nông sản Việt.

Theo đó, chuyên gia đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu như tổ chức sản xuất rau quả theo nhu cầu thị trường, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thị trường nhập khẩu. Ứng dụng công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đẩy mạnh sản xuất rau quả: VietGap, GlobalGap.. xây dựng mã số vùng trồng, mã số đóng gói, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khai thác tối đa thị trường xuất khẩu chính, xuất khẩu chính ngạch là chủ lực, tận dụng tiểu ngạch linh hoạt, hiệu quả. Tiếp tục đàm phán mở cửa cho nhiều loại sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường lớn và các thị trường mới.
Thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ theo mô hình mới, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, chuỗi giá trị ngành hàng có giá trị tăng cao. Áp dụng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất rau quả Việt Nam. Đồng thời, tổ chức lại bộ máy hiệp hội, bổ sung thêm các tổ chức cơ sở theo ngành hàng như liên chi hội xoài, thanh long, sầu riêng, nhãn, vải… theo địa bàn… hỗ trợ để bộ máy cơ sở hoạt động hiệu quả để tận dụng nguồn lực chuyên gia, tài chính trong và ngoài nước nhằm phát triển từng ngành hàng được nhanh, bền vững hơn.

Chuỗi cung ứng là giải quyết những thông tin giữa bên mua và bên bán, thông tin phải chuẩn và tin cậy, với chi phí, công cụ phù hợp, nguồn lực tài chính và nhân lực còn hạn chế. Những lô hàng xuất khẩu bị trả lại do những thông tin không được cung cấp kịp thời. Hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm ở Châu Âu, 40% sản phẩm bị trả lại do việc ghi nhãn chưa đúng theo yêu cầu của Châu Âu rất chặt chẽ như các thực phẩm chế biến. Theo các chuyên gia, chuyển đổi số sẽ giúp xóa bỏ các rào kỹ thuật nhất là khi các tiêu chuẩn đối với nông sản đã khắt khe hơn so với trước đây, Chuyển đổi số sẽ giúp xóa bỏ các rào kỹ thuật…

Về chuyển đổi số trong cung ứng nông nghiệp nhằm tăng tốc xuất khẩu cần lưu ý đến xác định đối tượng tham gia chuỗi cung ứng (sản xuất, chế biến/đóng gói, xuất khẩu, vận chuyển, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng, cung cấp dịch vụ thử nghiệm, giám định, nhà nước, người tiêu dùng); thông tin cần được số hóa và chuẩn hóa các trường thông tin; kiểm soát chất lượng trái cây xuất khẩu; thu thập và chia sẻ dữ liệu (vùng trồng, chế biến, sơ chế, đóng gói); mạng lưới chia sẻ thông tin hàng hóa toàn cầu, Việt Nam chưa có mạng lưới thông tin hàng hóa toàn cầu. Do đó, cần có hướng xây dựng để tham gia mạng lưới hàng hóa toàn cầu.
 

Văn Thường và nhóm PV, BTV