- Không mở rộng diện tích trồng lúa, chuyển những vùng đất bị xâm nhập mặn sang nuôi thủy sản được nhiều chuyên gia coi là giải pháp lâu dài cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL.

Trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn của ĐBSCL, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái nhiều năm gắn bó với ĐBSCL cho rằng, cần sớm chuyển đổi diện tích trồng lúa, đặc biệt là lúa mùa khô ven biển sang nuôi trồng thủy sản hoặc các loại cây có khả năng thích ứng mặn.

"Việc chúng ta trồng lúa ven biển đã không thích hợp lại trồng vào mùa khô nên càng không hợp lý", ông Thiện giải thích.

{keywords}
Hạn hán, xâm nhập mặn đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ĐBSCL.

Ông Thiện cho rằng, trong những năm qua, với lý do an ninh lương thực, chúng ta đã tìm mọi cách tối đa hóa sản lượng lúa, đặc biệt là diện tích lúa ven biển khiến người dân làm việc quần quật nhưng không có hiệu quả.

"Mỗi năm chúng ta xuất khẩu 7-8 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 thế giới nhưng hiệu quả không cao, nhiều người dân không sống được trên đồng ruộng của mình", ông Thiện nói.

"Một hộ gia đình 5 người canh tác trên 1ha tới 3 vụ nhưng không sống được phải cho thuê ruộng rồi đi Bình Dương làm thuê. Ngày xưa thì họ vẫn sống được", chuyên gia này nói thêm.

"Trước khuynh hướng xâm nhập mặn là không thay đổi được thì cách tốt nhất là chuyển sang canh tác thích ứng với mặn", ông Thiện cho hay. "Thay đổi theo mới chính là thích ứng chứ không phải giữ nguyên tình trạng hiện tại".

Tuy nhiên, ông Thiện cho rằng, để người dân có thể chuyển đổi được cần có sự hỗ trợ của nhà nước bằng hệ thống thủy lợi. Đồng thời, việc nuôi tôm cũng cần cân nhắc để tránh nuôi tôm công nghiệp quá nhiều, ông Thiện khuyến cáo.

Đồng tình với quan điểm này, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, xâm nhập mặn thực tế là một cơ hội để thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, không dựa quá nhiều vào lúa như những năm vừa qua.

"Thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo", GS Xuân nói.

GS Võ Tòng Xuân cũng cho rằng đã đến lúc thay đổi tư duy từ ngăn mặn thành "sống chung với mặn".

"Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên", vị GS gắn bó với ngành nông nghiệp cho hay.

"Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa", GS Võ Tòng Xuân dẫn chứng.

Trong khi đó, TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ cho rằng, việc không mở rộng diện tích lúa là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề nước ngọt tại vùng ĐBSCL.

"Lĩnh vực nông nghiệp ĐBSCL sử dụng khoảng 70% tổng lượng nước ngọt trong đó phần lớn là sử dụng cho trồng lúa. Nước dùng cho sinh hoạt chỉ từ 7-8%", ông Tuấn thông tin.

Do đó, ông Tuấn cho rằng, nếu chuyển đổi từ lúa sang những cây sử dụng ít nước hoặc nuôi trồng các loài thủy sản như tôm, hàu… vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn lại vừa sử dụng ít nước hơn so với lúa.

Phải coi đồng bằng như một hệ thống

Ngoài thay đổi cơ cấu nông nghiệp, một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo chính là phải coi toàn bộ ĐBSCL như một hệ thống tự nhiên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau khi đưa ra chiến lược quy hoạch vùng.

{keywords}
Ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái ĐBSCL. Ảnh: Lê Văn.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết, vùng ĐBSCL có 3 vùng trữ nước tự nhiên: Hồ Tongle Sap (Campuchia) và vùng Đồng Tháp Mười (tả ngạn) vùng Tứ Giác Long Xuyên. Khi mùa lũ về, 3 vùng này sẽ trở thành 3 túi trữ nước để điều hòa nhịp của dòng sông.

Hết mùa lũ, nước trong các "túi" này sẽ từ từ nhả ra. Lượng nước ngọt khổng lồ này sẽ đẩy mặn dần dần cho tới hết mùa khô thì thôi. Tới mùa lũ thì chúng lại bắt đầu chứa nước cho mùa khô sau.

Tuy nhiên, hiện tại do hệ thống kênh mương chằng chịt trên toàn đồng bằng, nước lũ chảy vào rất nhanh nhưng cũng ra rất nhanh. Thêm vào đó, các ô đê bao chiếm không gian rất lớn khiến nước không vào được bên trong và chảy hết ra biển.

Hai nguyên nhân này khiến khi hai vùng trũng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên không còn trữ được nước vào mùa lũ. Đến khi dòng chính hạ xuống vào mùa khô thì lượng nước trữ được không đủ để bổ sung khiến nước mặn từ biển tràn vào, hình thành xâm nhập mặn.

Theo ông Thiện, hệ thống kênh mương và đê bao là "hệ quả" của một thời kỳ dài chúng ta tối đa hóa sản lượng lúa với lý do an ninh lương thực. Tuy nhiên, chính điều này đã phá vỡ tính hệ thống của ĐBSCL.

"Đồng bằng tính hệ thống rất cao thế nhưng trước nay chúng ta chỉ chữa trị theo kiểu triệu chứng. Gặp mặn chống mặn. Gặp hạn chống hạn. Gặp lũ chống lũ. Tuy nhiên, muốn chữa khỏi bệnh thì phải chữa hệ thống. Chạy theo triệu chứng thì không bao giờ hết bệnh được", ông Thiện so sánh.

Ông Thiện cũng cho rằng, bản thân đồng bằng là một hệ thống nên có thể căn cứ vào các dấu hiệu tự nhiên để dự báo chứ không cần tới máy móc tối tân chi phí hàng ngàn tỉ đồng.

"Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên năm nay mùa lũ không về. Bình thường ngập 3 thước nhưng năm nay chỉ ngập tới đầu gối. Điều này đã biết được từ 4-5 tháng trước và cảnh báo trước về tình trạng hán hán và xâm nhập mặn của năm nay", ông Thiện nói. "Đáng ra ngành nông nghiệp phải biết và cảnh báo cho người dân không xuống giống mùa khô vì mùa lũ không về".

Đồng tình với quan điểm này, TS Lê Anh Tuấn cho rằng, trong lịch sử hạn hán ở ĐBSCL đã có những năm tương tự như năm nay nhưng xâm nhập mặn không sâu và trầm trọng như bây giờ bởi lẽ cả đồng bằng được điều hòa bằng hai vùng trũng tự nhiên là Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.

"Thời gian dài chúng ta chạy theo việc gia tăng diện tích và sản lượng lúa, lập đê bao nên đã đánh mất khả năng trữ nước tự nhiên của hai vùng trũng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên này".

"Cần phải khôi phục lại các vùng trũng tự nhiên ở ĐBSCL, đặc biệt là 2 vùng lớn nhất hiện nay như Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Ngoài ra còn những khu vực đất ngập nước tự nhiên như rừng U Minh hay vùng khác thì cũng là những vùng có thể trữ nước được", ông Tuấn kiến nghị.

Không nên ly hạn, mặn năm nay làm chun đ quy hoch chiến lưc vùng

 

Hn hán, xâm nhp mn ĐBSCL đang lên ti đnh đim và gây ra nhng hu qu nng n. Theo thng kê ca B Nông nghip và Phát trin nông thông, ti nay, đã có trên 160 ngàn ha lúa b thit hi. Khong 200 ngàn h gia đình (800 ngàn ngưi) rơi vào tình cnh thiếu nưc ngt.

Trao đi vi VietNamNet, ông Nguyn Hu Thin cho biết, hin tưng hn hán, xâm nhp mn năm nay ch yếu là do hin tưng El Nino cc đoan 90 năm tr li đây mi thy mt ln.


Do đó, ông Thi
n cho rng, các gii pháp cp bách hin nay đ cu hn, ngăn mn các tnh ĐBSCL là rt cn thiết, song không nên ly tình trng hn hán, xâm nhp mn ca năm nay làm chun đ quy hoch chiến lưc cho toàn vùng.


Ông Thi
n cho biết, tình trng hn hán, xâm nhp mn ti ĐBSCL nhng ngày qua là mt "thm ha" . Tuy nhiên, khi hoch đnh chiến lưc cho toàn vùng nhm ngăn chn tình trng này, cn phi phân bit rõ cái nào là hin tưng cc đoan, cái nào là xu hưng ln.


"Xu hư
ng chung s là gia tăng xâm nhp mn và hn hán. Tuy nhiên, đ khc lit có th không phi như năm nay. Do đó, vic hoch đnh chiến lưc cho mt vùng phi da trên khuynh hưng trong nhiu năm ch không th da vào d liu ca mt năm mà li là năm đt biến như năm nay", ông Thin nói.

Lê Văn

XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ KHÁC