UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét, chỉ đạo triển khai công tác lập chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 trên địa bàn.

Theo đó, Hà Nội thống nhất tổ chức lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 trên thành 4 đoạn.

Đoạn 1: Từ cầu Hồng Hà đến quốc lộ 18 (dài khoảng 11km), UBND TP đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường, tỷ lệ 1/500.

Đoạn 2: Từ cầu Hồng Hà đến quốc lộ 32 (dài khoảng 9,6km), UBND TP yêu cầu Viện Quy hoạch xây dựng khẩn trương hoàn thành công tác lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, trình UBND TP phê duyệt trước ngày 30/7.

Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4 qua Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Đoạn 3: Từ quốc lộ 32 đến quốc lộ 6 (dài khoảng 17,77km), UBND TP đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ từ năm 2012. 

Đoạn 4: Từ quốc lộ 6 đến cầu Mễ Sở có tổng chiều dài khoảng 19,5km, chia làm 2 phân đoạn. Phân đoạn 1 (dài khoảng 15km) đoạn từ quốc lộ 6 đến quốc lộ 1A, UBND TP đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ. Phân đoạn 2 (dài khoảng 4,5km) đoạn từ quốc lộ 1A đến cầu Mễ Sở, các sở, ngành, đơn vị liên quan đã thống nhất đề xuất lựa chọn phương án 3 (trong 3 phương án nghiên cứu hướng tuyến) phù hợp với định hướng Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô.

Về hướng tuyến, thành phố thống nhất phương án phù hợp với định hướng Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô và các quy hoạch liên quan; phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 - vùng thủ đô đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Cụ thể, hướng tuyến bảo đảm cơ bản yêu cầu kỹ thuật, tránh các tuyến điện cao thế (500 Kv, 220 Kv), di tích chùa Xâm Động (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín); khớp nối với hướng tuyến đường vành đai 4 thuộc địa giới hành chính tỉnh Hưng Yên đã được tỉnh này phê duyệt cắm mốc và công bố công khai.

Thành phố giao Viện Quy hoạch xây dựng khẩn trương hoàn thành công tác lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường; giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thực hiện; Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, trình UBND TP phê duyệt trước ngày 15/8.

Dự án Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 112,8km (gồm 103,1km đường Vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) qua địa phận: Hà Nội (dài 58,2km); Hưng Yên (dài 19,3km); Bắc Ninh (dài 25,6km và tuyến nối 9,7km). 

Dự án được chia thành ba nhóm với 7 dự án thành phần. Dự án có tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 1.341ha, trong đó thành phố Hà Nội 741ha, cơ bản là đất nông nghiệp nên việc giải phóng mặt bằng thuận lợi, không ảnh hưởng nhiều đến người dân hai bên đường.

Bí thư Hà Nội: Dự án vành đai 4 rất cấp bách, giúp kéo giãn dân nội đô

Bí thư Hà Nội: Dự án vành đai 4 rất cấp bách, giúp kéo giãn dân nội đô

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô có ý nghĩa quan trọng, cấp bách, tạo điều kiện kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô.
Làm đường vành đai 4, phải bỏ ngay tư duy ‘Hà Nội không vội được đâu’

Làm đường vành đai 4, phải bỏ ngay tư duy ‘Hà Nội không vội được đâu’

Để sớm hiện thực đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, bên cạnh việc đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho dự án thì việc triển khai phải quyết liệt, đảm bảo mặt bằng sạch và lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đủ năng lực.
Đường vành đai ở Hà Nội và TP.HCM là công trình 'để đời cho con cháu

Đường vành đai ở Hà Nội và TP.HCM là công trình 'để đời cho con cháu"

ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng đây là 2 công trình “để đời cho con cháu” cần giao Thủ tướng “cầm trịch”, nếu giao cho các địa phương sẽ dễ dẫn tới tình trạng “xôi đỗ” và không đồng nhất.