- ĐB Hoàng Huy Được băn khoăn không rõ việc tăng mức phí thuê vỉa hè, giá trông giữ phương tiện sẽ gây hệ lụy gì, ai là người thụ hưởng.

Chiều nay, HĐND TP Hà Nội đã thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung quy định thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trong TP.

Cụ thể, mức thu phí sử dụng diện tích trông giữ ô tô tăng thấp nhất là 50%, cao nhất 300%, với giá trị tương ứng từ 20-160 nghìn đồng/m2/tháng.

Mức phí sử dụng diện tích trông giữ xe đạp, xe máy tăng 5-90 nghìn đồng/m2/tháng.

Cũng theo nghị quyết, mức phí tùy theo khu vực, tuyến phố. Mức cao nhất thuộc 12 tuyến phố khu bảo tồn cấp 1 đô thị lõi quận Hoàn Kiếm và giảm dần xa trung tâm.

Mức phí mới không áp dụng đối với thị xã Sơn Tây, các huyện ngoại thành và một số tuyến đường, phố của các quận từ vành đai 3 trở ra. 

Tăng phí, ai là người thụ hưởng?

Trước khi bấm nút biểu quyết, ĐB Hoàng Huy Được (huyện Ba Vì) nói: “Đường cho người đi xe, vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, việc để vỉa hè cho người đi bộ và xác định những vị trí để trông giữ xe bảo đảm đáp ứng yêu cầu thì cần xem xét kỹ các phương án”.

{keywords}
ĐB Hoàng Huy Được. Ảnh: Phạm Hải

Dẫn lại lời Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung 180 quán bia vỉa hè thì hơn 150 quán có công an đứng sau, ông Được băn khoăn không rõ mức phí thuê vỉa hè, giá trông giữ phương tiện tăng lên như vậy sẽ gây ra hệ lụy gì và ai sẽ là người thụ hưởng.

"Đặc biệt, TP được hưởng bao nhiêu tiền từ việc tăng phí như vậy?", ông Được đặt câu hỏi.

Đề cập việc dư luận bức xúc về việc nâng cấp vỉa hè thời gian gần đây, theo ông Được, chưa nói đến câu chuyện nâng cấp thế nào, đá ra làm sao, điều quan trọng nhất là TP đã chi ngân sách để nâng cấp vỉa hè.

“Việc thu phí để tái đầu tư là cần thiết. Vấn đề là làm sao minh bạch. Nên chăng đấu giá việc sử dụng lòng đường, vỉa hè để tránh việc nghi ngờ”, ông Được nói.

Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam, trong nhóm giải pháp giảm ùn tắc giao thông có đề cập giải pháp kinh tế.

“Tiếp cận nghị quyết lần này, tôi nghĩ chúng ta không đặt vấn đề thu thêm được bao nhiêu tiền. Thực tế, chúng ta không cần một vài trăm tỷ thu từ vỉa hè để trông giữ xe ô tô, xe máy, mà nhằm tìm giải pháp giảm ùn tắc giao thông”, ông Nam nêu.

Ông Nam cho hay, việc điều chỉnh giá trông giữ phương tiện giao thông cũng nhằm tiệm cận giá thị trường.

Lấy ví dụ bản thân mỗi lần gửi ô tô ở các khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm ngày cuối tuần không dưới 50-100 nghìn đồng/lượt, ông cũng băn khoăn số tiền mình trả sẽ vào túi ai.

“Ai hưởng lợi từ việc thu quá giá như vậy. Chỉ có người hoạt động trái phép hưởng lợi, còn người dân không được hưởng gì. Theo tôi, TP phải dứt khoát quy hoạch lại các điểm đỗ xe tĩnh và chấn chỉnh các hoạt động trái phép”, ông Nam kiến nghị.

Không lấy mục tiêu thu tiền về ngân sách là chính

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, việc tăng giá trông giữ xe trong khu vực lòng đường, vỉa hè được thực hiện theo giờ và theo từng khu vực.

{keywords}
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện. Ảnh: Phạm Hải

Theo ông, đây là đợt tăng giá lần 1, nhằm tiệm cận giá trông giữ xe đang được thị trường chấp nhận. Cụ thể, giá trông xe máy theo quy định hiện là 2.000đ, nhưng thực tế người dân phải trả 5.000, ô tô 30.000đ/2h, nhưng người dân phải trả 50.000đ.

“TP tăng giá trông giữ phương tiện giao thông không lấy mục tiêu thu tiền về ngân sách là chính. Việc tăng giá để người dân cân nhắc khi sử dụng phương tiện, từ đó đạt mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân. Ngoài ra, việc này còn khuyến khích nhà đầu tư vào bãi đỗ xe tĩnh, để giảm đỗ xe dưới lòng đường, vỉa hè”, ông Vũ Văn Viện giải thích.

100% đại biểu có mặt đã biểu quyết thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung quy định thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP.

Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau

Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau

Tôi thống kê hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ ra.

Đá lát vỉa hè 'bền vững 70 năm' vỡ nát: Thanh tra vào cuộc

Đá lát vỉa hè 'bền vững 70 năm' vỡ nát: Thanh tra vào cuộc

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Thanh tra TP trong tháng 12 phải có báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng việc lát đá vỉa hè các tuyến đường.

Hà Nội 'vá lại' đá vỉa hè bền vững 70 năm

Hà Nội 'vá lại' đá vỉa hè bền vững 70 năm

Đá tự nhiên trên vỉa hè tuyến đường Nguyễn Trãi sau 4 tháng sử dụng đã được công nhân thay mới những đoạn bị vỡ, hư hỏng.

HN tiếp tục thay đá vỉa hè 'bền vững 70 năm' dù nát sau vài tháng

HN tiếp tục thay đá vỉa hè 'bền vững 70 năm' dù nát sau vài tháng

Chỉ sau một thời gian ngắn, đá tự nhiên lát trên vỉa hè Hà Nội bị vỡ nát, bong tróc. Ở một số tuyến phố vẫn tiếp tục thay lớp gạch cũ bằng loại đá này.

Vỉa hè Hà Nội bị tái chiếm như chưa bao giờ được dẹp

Vỉa hè Hà Nội bị tái chiếm như chưa bao giờ được dẹp

Sau nửa năm ra quân dẹp vỉa hè, nhiều tuyến phố Hà Nội lại bị tái chiếm lòng đường, vỉa hè để đỗ xe, bày bán các mặt hàng.

Hương Quỳnh