Theo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 340 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, các doanh nghiệp lắp ráp lớn mang lại giá trị kinh tế cao; đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 580 doanh nghiệp.
Theo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu: Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ tiên tiến, công nghiệp công nghệ mới, công nghiệp công nghệ sạch, công nghiệp hỗ trợ để góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2025, Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ tiên tiến, công nghiệp công nghệ mới, công nghiệp công nghệ sạch, công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 35% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.
Đề án nêu rõ, phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Hải Dương có khoảng 340 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, các doanh nghiệp lắp ráp lớn mang lại giá trị kinh tế cao; đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 580 doanh nghiệp.
Đề án cũng ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, doanh nghiệp lắp ráp lớn để dẫn dắt phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, làm nền tảng bước đầu tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ: Hải Dương ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương, như: các loại khuôn mẫu có độ chính xác cao; các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, rô bốt công nghiệp; các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị điều khiển; cảm biến các loại; các loại động cơ thế hệ mới…
Đối với công nghiệp công nghệ cao: Tỉnh Hải Dương ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo Danh mục công nghệ cao ưu tiên thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Danh mục sản phẩm công nghệ cao khuyến khích thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, các doanh nghiệp lắp ráp lớn mang lại giá trị kinh tế cao, như: công nghệ rô-bốt, vật liệu tiên tiến, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối...
Hoàng Hồng