Theo hãng thông tấn Yonhap, tài khoản Đài Bình Nhưỡng sáng 29/8 đã cho đăng tải một bản tin ngắn, đáng chú trên kênh YouTube. Trong đó, một nữ phát thanh viên đề cập đến "nhiệm vụ đánh giá công nghệ thông tin của trường đại học giáo dục từ xa dành cho các nhân viên thám hiểm số 719".

Phát thanh viên lặp lại nhiều lần cụm "số 23 trên trang 564, số 19 trên trang 479" trong khoảng 1 phút. Tính đến 11 giờ sáng cùng ngày, bản tin đã thu hút tới 2.500 lượt xem.

{keywords}
 

Đáng nói, các con số trên không được nhắc đến trên sóng phát thanh của đài. Yonhap cho biết thêm, Triều Tiên từng cho phát đi các số có vẻ ngẫu nhiên qua đài phát thanh sau chiến tranh Lạnh và gần đây nhất là vào các ngày 7 và 13/3. Tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên Bình Nhưỡng sử dụng nền tảng chia sẻ video toàn cầu để gửi các thông điệp mã hóa.

Theo báo RT, Triều Tiên bắt đầu tái gửi thông điệp cho các điệp viên hoạt động ở nước ngoài cách đây vài năm, sau một thời gian dài "án binh bất động". Vào thời điểm đó, chính quyền bảo thủ đang nắm quyền ở Hàn Quốc được cho là có thái độ thù địch với Bình Nhưỡng. Truyền thông ở xứ sở kim chi cũng thường đưa tin về các thông điệp mã hóa, tình nghi của nhà lãnh đạo Kim Jong Un gửi đến các điệp viên của ông.

Song, khi Seoul thay đổi lập trường dưới sự lãnh đạo của chính quyền mới, thúc đẩy chính sách hợp tác với nước láng giềng, sự chú ý đối với các thông điệp tình báo như trên đã giảm bớt.

Tuy nhiên, một số ý kiến thận trọng cho rằng, mối quan hệ giữa kênh YouTube và Chính phủ Triều Tiên có thể đã bị phóng đại. Theo trang NK News, Đài Bình Nhưỡng với tên tiếng Anh "Pyongyang Broadcast Service – D.P.R. of Korea", tài khoản được dùng để truyền tải thông điệp hôm 29/8 trên YouTube là một đài tư nhân phát sóng từ Mexico. Trong khi đó, Chính phủ Triều Tiên đặt tên tiếng Anh cho đài phát thanh quốc gia là "Pyongyang Broadcasting Service".

Chuyên gia công nghệ Martyn Williams nhận định trên trang NK News rằng, xét về những tiếng nhiễu có thể nghe thấy rõ, bản tin có vẻ là thông điệp thực sự của Triều Tiên được ghi lại từ đài phát thanh.

Ngoài ra, tài khoản YouTube nói trên đã nhiều lần đổi tên kể từ năm 2007. Nội dung phát sóng trên kênh cũng khá đa dạng về Triều Tiên, kể cả chương trình biểu diễn ca nhạc.

Tuấn Anh

Hàn Quốc tố Triều Tiên xả lũ không báo trước

Hàn Quốc tố Triều Tiên xả lũ không báo trước

Chính phủ Hàn Quốc xác nhận, Triều Tiên đã xả nước từ một con đập ở biên giới 3 lần liền mà không thông báo cho Seoul. Đây là việc làm vi phạm thoả thuận liên Triều.

Báo cáo mật của LHQ nghi Triều Tiên phát triển đầu đạn hạt nhân

Báo cáo mật của LHQ nghi Triều Tiên phát triển đầu đạn hạt nhân

Một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc cho rằng, Triều Tiên đang thúc đẩy chương trình vũ khí nguyên tử và "có thể đã phát triển thiết bị hạt nhân thu nhỏ để lắp vừa đầu đạn tên lửa đạn đạo".

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.