Từ cuối 2017 đến nay, Bộ Tài chính liên tục đưa ra các đề xuất tăng thuế nội địa như thuế giá trị gia tăng (thuế VAT), thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mới đây nhất là tăng thuế đất và thêm thuế nhà. Trên thực tế, các loại thuế này đều đánh trực tiếp vào người tiêu dùng và hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng.

Đánh thêm thuế nhà, tăng mạnh thuế đất ở

Gần đây nhất, Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này dự kiến đánh thuế đối với nhà, đất ở, tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị 1,5 tỷ đồng trở lên.

Với thuế nhà ở, Bộ Tài chính đề nghị đánh thuế 0,4% với nhà có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên.

Cùng với việc đánh thuế nhà, dự thảo Luật Thuế tài sản đề xuất tiếp tục đánh thuế tài sản với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,... với mức cao hơn từ 2-10 lần so với hiện hành.

{keywords}
Việc đánh thuế nhà, tăng thuế đất đang gây xôn xao dư luận. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thuế đất này sẽ thay thế cho thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy, hai luật này dự kiến sẽ hết hiệu lực sau khi Luật Thuế tài sản được thông qua (theo kế hoạch dự kiến của Bộ Tài chính là đến năm 2020).

Bộ Tài chính cho hay: Việc đánh thuế đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là để kế thừa quy định của chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá 1m2 đất tính thuế.

Điều cần lưu ý, giá 1m2 đất tính thuế không phải áp theo giá thị trường, mà theo giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố tại thời điểm tính thuế. Giá đất do UBND cấp tỉnh công bố thường thấp hơn nhiều giá thị trường.

Dự kiến ngân sách có thể thu được 31 nghìn tỷ đồng nếu đề xuất xây dựng Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính được thông qua.

Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Sau một thời gian lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội về việc tăng thuế bảo vệ môi trường, trong đó có việc tăng mạnh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, Bộ Tài chính vừa có báo cáo giải trình nhấn mạnh “đa số ý kiến ủng hộ” với đề xuất trên.

{keywords}
Thu ngân sách từ thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng mạnh.

Một điểm đặc biệt đáng chú ý tại dự thảo Nghị quyết này là Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít; dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít,...

Lý giải cho đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng vì mức thuế nhập khẩu xăng dầu từ các nước đang được cắt giảm mạnh nên đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, nhất là xăng dầu nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Cụ thể, xăng dầu nhập khẩu từ thị trường ASEAN và Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn (trên 60%).

Bộ Tài chính lập luận: Do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các hiệp định thương mại tự do nên số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm qua các năm. Mặt khác, hiện giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới, các nước khu vực ASEAN và châu Á nói chung.

Nếu tăng kịch khung, theo tính toán của Bộ Tài chính, số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến đối với xăng, dầu khoảng 55.591 tỷ đồng/năm, tăng 14.863 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, đề xuất này cần phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tăng thuế VAT từ 10 lên 11-12%

Cuối tháng 8/2017, trong dự thảo đề cương xây dựng luật sửa đổi các luật về thuế, Bộ Tài chính đã gây sốc khi đề xuất nâng thuế VAT từ 10% lên 12% áp dụng từ 1/1/2019.

{keywords}
Tăng thuế VAT làm người nghèo thêm khó khăn. Ảnh: VTC

Khi ấy, nhiều chuyên gia, hiệp hội, DN đã lên tiếng bày tỏ nhiều quan ngại. Bản thân nhiều bộ ngành khi góp ý với Bộ Tài chính cũng đề nghị cân nhắc thật kỹ nội dung này.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm tăng thuế VAT là cần thiết.

Bộ này khẳng định thuế suất thuế giá trị gia tăng thấp thực sự mang lại lợi ích cho người giàu hơn người nghèo. Và rằng, việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ tác động rất nhỏ đến chi tiêu của nhóm người có thu nhập thấp - đối tượng chủ yếu tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ như mua lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục.

Bộ Tài chính thừa nhận việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng từ mức 10% lên mức 12% có thể tác động đến chi tiêu của hộ gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, đối với những hộ có thu nhập thấp dễ bị tổn thương, cần có những giải pháp hỗ trợ về an sinh, xã hội như chi cho giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng,... Hay, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội 49.000 đồng/tháng,...

Dẫu bảo lưu quan điểm cần tăng thuế, nhưng Bộ Tài chính cũng “lùi một bước” khi mới đây, Bộ đề xuất từ 1/1/2019 chỉ tăng thuế VAT từ 10% lên 11% thay vì 12% như trước. Mức tăng thuế VAT (nếu có) sẽ áp dụng sau đó 1 năm, từ 1/1/2020.

Hà Duy

Tự tính thuế ngôi nhà của bạn: Xem túi tiền bị 'siết' bao nhiêu

Tự tính thuế ngôi nhà của bạn: Xem túi tiền bị 'siết' bao nhiêu

Nếu việc đánh thuế đất và thuế nhà được áp dụng, người dân sẽ phải chịu 2 loại thuế này. Vậy một căn nhà 50m2, xây 3 tầng ở quận Hai Bà Trưng phải nộp thuế bao nhiêu/năm?

Đòi đánh thuế nhà dân, lại muốn tăng thuế đất gấp nhiều lần

Đòi đánh thuế nhà dân, lại muốn tăng thuế đất gấp nhiều lần

Tất cả các loại đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp... có thể bị đánh thuế cao hơn hiện tại nhiều.

Sắm ô tô trên 1,5 tỷ dễ bị đánh thuế tài sản

Sắm ô tô trên 1,5 tỷ dễ bị đánh thuế tài sản

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản. Bên cạnh đất ở, nhà ở, tàu bay, du thuyền thì đáng chú ý là ô tô có giá trị trên 1,5 tỷ đồng cũng sẽ bị đánh thuế.

Nhà trên 700 triệu bị đánh thuế: Hàng triệu người mất thêm tiền

Nhà trên 700 triệu bị đánh thuế: Hàng triệu người mất thêm tiền

Nhà có giá trị 700 triệu đồng trở lên có thể sẽ bị đánh thuế tài sản ở mức 0,4%. Như vậy, giá trị nhà càng cao, thì số tiền thuế phải nộp sẽ càng nhiều.

Đồng tình tăng thuế kịch khung: Xăng tăng giá thêm 1.000 đồng/lít?

Đồng tình tăng thuế kịch khung: Xăng tăng giá thêm 1.000 đồng/lít?

Bộ Tài chính vừa có báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến về dự án Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề xuất tăng kịch khung thuế môi trường với xăng lên 4.000 đồng/lít.