Một khảo sát mới đây với 300 nhà tuyển dụng quốc tế đã cho thấy các nhà tuyển dụng ngày nay ít quan tâm hơn về khoảng trống nghề nghiệp trong CV, quan tâm nhiều hơn về thư xin việc và quan tâm đến thư cảm ơn sau phỏng vấn.
Điều này có nghĩa các ứng viên cần điều chỉnh ít nhiều con đường tìm kiếm việc làm của mình, đồng thời tìm ra trọng tâm những điều mà các nhà tuyển dụng đột nhiên lưu ý.
Ít quan tâm đến khoảng trống nghề nghiệp
Người tuyển dụng và chủ doanh nghiệp cũng là con người, họ hiểu rằng tình hình kinh tế năm 2020 không ổn định. Nhiều người không còn thắc mắc về khoảng trống thất nghiệp và không vì khoảng trống đó mà đánh giá người tìm việc.
Nếu hiện tại bạn đã thất nghiệp được vài tháng, đừng lo lắng, nhiều khả năng những người phỏng vấn bạn thậm chí không nghĩ về điều đó và nếu cần, CareerBuilder sẽ mang đến các cách để sẵn sàng giải quyết vấn đề.
(Nguồn hình: Freepik) |
Chuẩn bị tinh thần về khoảng trống CV: Trước hết, bạn hãy củng cố sự tự tin của mình. Công việc bạn đang làm hoặc chuyện bạn đang thất nghiệp không định nghĩa con người bạn. Đừng để những mặc cảm về tình trạng hiện tại có thể phá hoại quá trình tìm kiếm việc của bạn trước cả khi nó bắt đầu.
Cách giải thích các khoảng trống sự nghiệp: Khoảng trống vài tháng, thậm chí hàng năm trong CV có thể không còn là lỗ hổng lớn nếu bạn chuẩn bị kỹ lời giải thích, cho thấy sự tự tin có cơ sở. Dù các nhà tuyển dụng không xem khoảng trống này như một tín hiệu cảnh báo, nhưng bạn cũng không nên lờ đi khi được hỏi, hoặc chia sẻ quá mức về các cảm xúc bạn gặp phải khi rơi vào giai đoạn khó khăn này.
Thay vào đó, hãy chia sẻ ngắn gọn những gì bạn tranh thủ học hỏi được để bù đắp cho thời gian trống việc. Ví dụ: các chứng chỉ đạt được qua việc học online, hoặc kỹ năng nghề nghiệp mới (nấu ăn, pha chế…).
Để tâm đến thư xin việc
Rõ ràng dịch bệnh đã làm cho môi trường tìm việc trở nên cạnh tranh và những điều nhỏ nhặt sẽ trở nên quan trọng. Một bức thư xin việc phù hợp với bản mô tả công việc, nhu cầu của nhà tuyển dụng đang được coi trọng hơn bao giờ hết. Bởi lúc này đây, nhà tuyển dụng cần biết về cá tính của nhân sự, để xem họ có phải là người kiên cường trong khó khăn hoặc tâm huyết với doanh nghiệp không.
Để đáp ứng được yêu cầu này, bạn nên chú trọng vào cách thể hiện cá tính trong thư xin việc. Thư xin việc là một cách để thể hiện bạn là ai. Giữa hàng tá thư xin việc với những câu nói khuôn mẫu lặp đi lặp lại, hãy tự làm mình nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng bằng những gì bạn chưa thể hiện ra và những gì mà các ứng viên khách không có.
(Nguồn hình: Freepik) |
Thư cảm ơn sau phỏng vấn là điều thiết yếu
Sự biết ơn có thể giúp bạn đi một chặng đường dài và các nhà tuyển dụng coi lá thư cảm ơn sau phỏng vấn là biểu hiện quan trọng để đánh giá thái độ nhân sự. Việc gửi lời cảm ơn sau cuộc phỏng vấn qua email cho thấy bạn là người thân thiện, thực lòng quan tâm đến vị trí ứng tuyển.
Ngoài ra, thư cảm ơn còn để nhắc lại những điểm đồng tình giữa bạn và người phỏng vấn hoặc làm nổi bật bất kỳ điểm mạnh nào mà bạn chưa kịp thể hiện trong quá trình phỏng vấn.
Hãy tiếp tục theo dõi CareerBuilder, bởi CareerBuilder sẽ đồng hành cùng sự nghiệp của bạn, liên tục lắng nghe quan điểm của các nhà tuyển dụng, giúp bạn hiểu tình hình thị trường việc làm cũng như những thay đổi trong cách tìm kiếm ứng viên.
Lúc này, đừng lo về những khoảng trống nghề nghiệp trong CV, mà hãy dành thêm thời gian và sự chú ý tới thư xin việc và thư cảm ơn sau phỏng vấn.
(Nguồn: CareerBuilder)