Theo BBC và Sky News, hôm qua (19/8), ở một số nơi siêu trăng xanh chuyển sang màu đỏ hoặc vàng vào lúc chạng vạng. Bụi từ các đám cháy rừng ở Nam Mỹ có thể khiến mặt trăng có màu đỏ. 

Trên thực tế, trăng xanh không có màu xanh, nó sẽ có màu đỏ hoặc vàng do ánh sáng khúc xạ quanh bầu khí quyển ở đường chân trời. 

Siêu trăng xuất hiện khi trăng tròn mọc vào thời điểm gần nhất trên quỹ đạo của nó với Trái đất. Trăng xanh thậm chí còn hiếm hơn, 2-3 năm nó mới xuất hiện một lần, khi có 2 lần trăng tròn trong một tháng dương lịch hoặc 4 lần trăng tròn trong một mùa. 

Siêu mặt trăng trông to hơn 14% và sáng hơn 30% so với khi nó ở xa nhất. Sau lần siêu trăng này, lần tiếp theo sẽ là ngày 18/9, tiếp theo là 17/10 và cuối cùng là 15/11. 

siêu trăng xanh - epa
Ngắm siêu trăng xanh ở Bồ Đào Nha. Ảnh: EPA
siêu trăng xanh - epa
Siêu trăng xanh chơi trốn tìm ở tháp Eiffel, Pháp. Ảnh: EPA. 
siêu trăng xanh - shutterstock
Siêu trăng xanh ở Ukraine. Ảnh: Rex
Ngắm hiện tượng ' trăng máu - trăng xanh - siêu trăng' trên toàn thế giớiHiện tượng ‘trăng xanh, trăng máu, siêu trăng’ đã cùng lúc xảy ra vào tối ngày 31/1/2018. Nhiều quốc gia trên thế giới đều quan sát được hiện tượng này tùy vào múi giờ thực tế. Hãy cùng nhìn lại hiện tượng hiếm có này tại Anh, Tây Ban Nha, Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc, Israel...