Vừa qua, CEO của 4 công ty công nghệ là Apple, Google, Facebook và Amazon đã ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Buổi điều trần là một phần trong cuộc điều tra chống độc quyền trên thị trường công nghệ của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ.

Sau khoảng 5 tiếng rưỡi hỏi đáp qua lại, Chủ tịch Tiểu ban Chống độc quyền, Thương mại và Luật Hành chính thuộc Uỷ ban Tư pháp Hạ viện, ông David Cicilline rút ra kết luận: “Phiên điều trần này đã cho tôi thấy một sự thật rõ ràng: Các công ty hiện nay có sức mạnh độc quyền”.

“Một số công ty cần phải được chia tách ra, tất cả cần phải được quản lý hợp lý và được theo dõi. Chúng ta cần đảm bảo rằng luật chống độc quyền được viết lần đầu tiên cách đây hơn một thế kỷ trước có hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số", nghị sĩ David Cicilline khẳng định.

{keywords}
Vừa qua, CEO của 4 công ty công nghệ là Apple, Google, Facebook và Amazon đã ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Buổi điều trần là một phần trong cuộc điều tra chống độc quyền trên thị trường công nghệ của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ.

Ông David Cicilline sau đó chia sẻ thêm với Reuters: “Những gì chúng tôi được nghe hôm nay trong buổi điều trần đã khẳng định lại những bằng chứng mà chúng tôi thu thập được trong suốt hơn một năm qua”.

Một thành viên Ủy ban cũng cho biết, một bản báo cáo chi tiết về cáo buộc độc quyền dành cho các công ty công nghệ, cùng với khuyến nghị về cách thức kiềm chế quyền lực thị trường của họ sẽ được đưa ra vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu năm nay.

Hầu hết giới truyền thông Mỹ đều đánh giá cao buổi điều trần, Wired khẳng định là các nghị sĩ đã điều tra nghiêm túc và công phu. Dù vậy, bên cạnh việc chờ đợi kết quả của cuộc điều tra, cũng có những góc nhìn khác cho rằng buổi điều trần không thực sự hợp lý và mang lại hiệu quả.

Góc nhìn khác về buổi điều trần các công ty công nghệ

Một trong những bài viết thể hiện góc nhìn khác về buổi điều trần đến từ cây viết John Kao của Forbes. Bài viết đáng tham khảo này sẽ được trích dẫn dưới đây:

"Chủ đề chủ đạo của buổi điều trần là chống độc quyền. Bên cạnh đó là các vấn đề nóng khác như quyền riêng tư, dữ liệu thông tin cá nhân, sự can thiệp chính trị, hay ảnh hưởng của Trung Quốc… Đối với tôi, quy trình này gần như đảm bảo một kết quả không thực sự thỏa đáng. Tôi tự hỏi liệu có thể có cách nào tốt hơn.

Mỗi vấn đề nêu trên đều rất khó định nghĩa và đo lường, hình thành những quan điểm mâu thuẫn và hoàn toàn thiếu định hình rõ ràng về con đường giải quyết. Điều gây phức tạp thêm cho nỗ lực giải quyết vấn đề là việc áp dụng các khái niệm chống độc quyền và cách thức quản trị từ thời đại công nghiệp cho các mô hình kinh doanh thời đại thông tin.

Nếu theo “sách vở” thì để giải quyết các vấn đề như vậy, các bên liên quan đại diện cho tất cả các quan điểm đối lập cần được tập hợp trong một quy trình hợp tác để tìm được điểm chung về khái niệm và giải pháp. 

Thực tế phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ cũng khá hình thức. Các câu hỏi và câu trả lời được giới hạn trong khoảng thời gian 5 phút ngắn ngủi. Điều đó có nghĩa là các nghị sĩ sẽ thường xuyên phải ngắt lời các CEO và áp đặt quan điểm của họ, trong khi các CEO cũng không có đủ thời gian để đưa ra lời giải thích thỏa đáng.

Nhìn chung không có chỗ cho một cuộc thảo luận thực sự về các vấn đề được nêu ra, gần như đảm bảo rằng sẽ không có giải pháp hoặc điểm chung nào được tìm ra.

Thời gian nên được dành nhiều hơn cho các cuộc đối thoại để tạo ra kiến thức chung về công nghệ, tác động xã hội của công nghệ, bản chất của cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và tác động của nó đối với các hoạt động chống độc quyền.

Quốc hội cũng nên có các nhóm nhỏ chuyên nghiên cứu các vấn đề cụ thể theo chiều sâu và báo cáo lại cho toàn thể".

Anh Hào (Theo Forbes, Reuters)

Mỹ tố 4 đại gia công nghệ ‘phá’ đối thủ vì lợi nhuận

Mỹ tố 4 đại gia công nghệ ‘phá’ đối thủ vì lợi nhuận

Trong phiên điều trần lịch sử vừa diễn ra, CEO của Amazon, Apple, Facebook và Google phải chứng minh công ty của mình không vi phạm chính sách phản cạnh tranh.