- Chọn lựa các gia đình nhận hỗ trợ đảm bảo tính công bằng và minh bạch là bài học kinh nghiệm chung của 3 tỉnh miền Trung chịu thiệt hại nặng nề do bão số 12.

Hôm nay tại Huế đã diễn ra hội nghị tổng kết, đánh giá tác động và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện hỗ trợ khẩn cấp về nước sạch, vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 12.

{keywords}
Toàn cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị có Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) Chu Văn Chuông; ông Nguyễn Thành Luân – phó giám đốc Trung tâm quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường; bà Yoshimi Nishino, cố vấn đặc biệt Unicef tại Việt Nam và đại diện 3 tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên...

Ông Chu Văn Chuông cho biết, sau 5 tháng thực hiện, Bộ NN&PTNT đã cấp phát tới các hộ dân và trường học 1.300 bồn chứa nước 2.000 lít; 3.090 bình lọc nước bằng gốm, 18.750 gói nước sạch, vệ sinh và 17.830 sổ tay nước sạch - Vệ sinh; 13.020 bánh xà phòng và lắp đặt 36 hệ thống lọc nước uống tại trường học.

20.245 hộ dân được hưởng lợi từ hoạt động hỗ trợ này trong đó 73.100 người, bao gồm 30.273 phụ nữ và 16.551 trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ chịu ảnh hưởng nặng nề tại 30 xã của tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Định và Phú Yên.

Tại hội nghị, bà Yoshimi Nishino khẳng định, Unicef sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các đối tác để đảm bảo công tác ứng phó với thiên tai được điều phối tốt, đảm bảo ứng phó có hiệu quả nhất cho trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam.

Sau bão số 12, Unicef đã huy động được 1,1 triệu USD hỗ trợ Việt Nam từ Quỹ ứng phó khẩn cấp của LHQ để cứu trợ khẩn cấp phục hồi về nước sạch – vệ sinh khắc phục bão số 12 tại 3 tỉnh nhằm giảm thiểu những tổn thương cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất: trẻ em và phụ nữ.

Tại hội nghị, đại diện 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do bão số 12 chia sẻ những thuận lợi, khó khăn cũng như kinh nghiệm triển khai chương trình nói trên.

Theo đó, việc chọn địa điểm, đối tượng, thời gian, hàng hóa cứu trợ...; trang bị kiến thức ứng phó về vệ sinh, nước sạch cho người dân trước, trong và sau thiên tai bão lũ; Công tác phối hợp thường xuyên, tổ chức các chuyến giám sát tại địa phương để kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh; Công khai minh bạch các thông tin về tiêu chí chọn lựa danh sách hưởng hỗ trợ; Đánh giá hiệu quả của chương trình... được coi là trọng điểm.

Các đại biểu tham dự nhất trí rằng, chương trình hỗ trợ khẩn cấp nước sạch, vệ sinh nói trên đã giúp các hộ gia đình tiếp cận tốt hơn với các hành vi vệ sinh và nước ăn uống, sinh hoạt an toàn, góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường nước, từ đó có khả năng chống chọi với thiên tai tốt hơn trong tương lai.

Làm sao để công trình nước sạch không lãng phí

Làm sao để công trình nước sạch không lãng phí

Năm 2017, Thái Bình đã có trên 2.000 tỷ đầu tư xây dựng, quản lý 56 công trình cấp nước, nước sạch về được tới tận hộ dân là cả một chặng đường dài. Những bất cập bắt đầu bộc lộ.

Nước sạch nông thôn: Gian nan hành trình gỡ bỏ thói quen cố hữu

Nước sạch nông thôn: Gian nan hành trình gỡ bỏ thói quen cố hữu

Từ năm 2000, Thái Bình đã có chủ trương đưa nước sạch về nông thôn, làm thế nào để người dân chịu bỏ tiền ra lắp đường ống nước, trả tiền mua nước sạch?

TPHCM: Dân thừa nước ngập, thiếu nước sạch

TPHCM: Dân thừa nước ngập, thiếu nước sạch

Sở GTVT TPHCM  cho biết, tiến độ cung cấp thêm nước sạch cho dân trên địa bàn quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Củ Chi là rất chậm

Hà Nội: Nửa đêm khốn khổ xếp hàng chờ hứng nước sạch

Hà Nội: Nửa đêm khốn khổ xếp hàng chờ hứng nước sạch

Đã 3 ngày nay gần 200 hộ dân sinh sống tại tòa nhà Rice City – Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) rơi vào cảnh khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. 

Vỡ ống nước sạch sông Đà: Lộ "bí mật" khó tin của Vinaconex

Vỡ ống nước sạch sông Đà: Lộ "bí mật" khó tin của Vinaconex

"Khi dự án đường Láng – Hòa Lạc và đường ống nước sông Đà cùng thực hiện, tôi đã nhiều lần cảnh báo chủ đầu tư cùng đơn vị thiết kế dự án nước sạch sông Đà về địa chất yếu, nhưng họ “phớt lờ”, không nghe...".

Thái An