Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, nơi có đông đồng bào người Mường sinh sống với đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Trong các định hướng phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của tỉnh miền núi này, mô hình HTX được coi là hướng đi thoát nghèo cho các hộ dân.

Theo ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình, xác định tiêu chí số 13 (hình thức sản xuất) là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển KT-XH, làm nền tảng hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới. Do vậy, thời gian qua các huyện thị của tỉnh Hòa Bình đã tập trung xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả.

htx 3.jpg
Tính đến tháng 11/2023 toàn tỉnh Hòa Bình có 763 tổ chức kinh tế tập thể (bao gồm: 512 HTX, 3 quỹ tín dụng nhân dân và 194 tổ hợp tác). Doanh thu bình quân hàng năm của các HTX đạt trên 1,75 tỷ đồng.

Mới nhất, TP Hòa Bình vừa cho ra mắt 6 HTX kiểu mới, nâng tổng số HTX của trung tâm tỉnh lỵ này lên con số 68. Các HTX này đã giải quyết việc làm cho 1.122 người là thành viên, lao động làm việc thường xuyên của TP Hòa Bình. Được biết, tổng doanh thu của 68 HTX này vẫn còn khiêm tốn (đạt 72 tỷ đồng); mang lại  thu nhập bình quân lao động thường xuyên tại các HTX nông nghiệp đạt 4 triệu đồng/ tháng, HTX vận tải 6 triệu đồng/tháng.

Về tổng thể, tính đến tháng 11/2023 toàn tỉnh Hòa Bình có 763 tổ chức kinh tế tập thể (bao gồm: 512 HTX, 3 quỹ tín dụng nhân dân và 194 tổ hợp tác). Doanh thu bình quân hàng năm của các HTX đạt trên 1,75 tỷ đồng.

Hồng Nhung và nhóm PV, BTV