- Điều quan trọng nhất mà VYLA tìm kiếm ở các ứng viên là khả năng đóng góp cho đất nước - GS. Trần Ngọc Anh, Giám đốc Chương trình học bổng Lãnh đạo trẻ VN cho biết.
Học chính sách công ở Mỹ - cánh cửa rộng mở
Ông Trần Ngọc Anh trả lời các băn khoăn thắc mắc của độc giả VietNamNet về cơ hội học ngành chính sách công tại Mỹ dành cho các cán bộ nhà nước VN.
- Độc giả Trần Việt Tuấn, viettuantran1986@yahoo.com: Thưa GS. Trần Ngọc Anh, học chính sách công ở Mỹ có điểm gì khác và vượt trội so với châu Âu hay Singapore? Theo ông, học chính sách công ở Mỹ về có thể áp dụng vào thực tế bộ máy nhà nước ở VN không? Thách thức là gì và cách nào về vượt qua thách thức đó?
Thưa anh Việt Tuấn, ngành chính sách công xuất hiện đầu tiên ở Mỹ. ĐH Indiana là trường đầu tiên thành lập một Trường Chính sách công. Sau đó mô hình này lan tỏa ra các trường ĐH khác ở Mỹ và thế giới. Do vậy, ngành chính sách công ở châu Âu và Singapore thì mới hơn, nhưng họ cũng có những trường rất tốt.
Khi học chính sách công ở Mỹ hay ở các nước tiên tiến, chúng ta không chỉ học những hình thức bên ngoài, mà còn học những nguyên lý, phương pháp chung. Nhưng hình thức bên ngoài như một chính sách, một cơ cấu tổ chức ở Mỹ thì chắc chắn không thể áp dụng vào VN một cách hiệu quả, vì hoàn cảnh hai nước khác nhau. Nhưng những nguyên lý, phương pháp tiếp cận chung thì ở đâu cũng vậy.
Chúng tôi cố gắng để học viên học được nguyên lý, phương pháp đấy, chứ không phải mỗi cái “vỏ” bên ngoài. Để làm được điều này, học viên cần sự nhạy cảm, kinh nghiệm sống và làm việc ở VN, thì mới ứng dụng được những cách tiếp cận mới vào VN.
GS. Trần Ngọc Anh, Giám đốc Chương trình học bổng Lãnh đạo trẻ VN |
- Độc giả Dương Hạnh Nga, ngaduongphutho@gmail.com: Xin lời khuyên từ GS. Trần Ngọc Anh: Đâu là kỹ năng cần thiết nhất để học chính sách công ở Mỹ? Theo GS, người làm nhà nước ở VN hiện đang thiếu điều gì nhất để có thể học tập thành công ngành học khó này ở một môi trường như Mỹ?
Thưa chị Hạnh Nga, để học và hiểu được sâu sắc chính sách công ở Mỹ cần ba yếu tố quan trọng: khả năng phân tích logic, tính sáng tạo và sự cần cù chăm chỉ. Thiếu một trong ba yếu tố này đều sẽ không học được. Chị làm nhà nước nên chắc chị biết rõ hơn chúng tôi là ứng viên VN thường yếu ở mảng nào.
- Độc giả Mai Kim Thanh, maikimthanh3285@gmail.com: Xin hỏi GS. Trần Ngọc Anh, VYLA tìm kiếm điểm gì là quan trọng nhất ở các ứng cử viên? Và điều lớn nhất học viên VYLA có được sau khi hoàn thành khóa học theo học bổng này là gì?
Thưa chị Kim Thanh, tiêu chuẩn quan trọng nhất là tiềm năng đóng góp cho đất nước. Cái này phụ thuộc vào nhiều tố chất, từ trí tuệ, tính thực tế cho đến sự nhiệt tình. Chúng tôi cố gắng tìm những ứng viên hội tụ những tố chất như vậy.
Học viên VYLA sẽ học được hai điều quan trọng. Một là kỹ năng sâu để phân tích chính sách, quản lý nhà nước. Hai là một tầm nhìn về sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế, chính trị toàn cầu - một bức tranh lớn.
- Độc giả Đào Thanh Liên, liendao2604@gmail.com: Xin hỏi chương trình học chính sách công của học viên VYLA có giống hệt như chương trình học chính sách công nói chung của ĐH Indiana không, hay có sự tùy chỉnh phù hợp với người học và nền tảng công việc nhà nước của họ ở VN?
Thưa chị Thanh Liên, giống hệt chị ạ. Học viên VYLA học tất cả các môn học với sinh viên Mỹ và quốc tế. Ngoài ra, học viên VYLA còn tham gia các chương trình đào tạo và nghiên cứu riêng thiết kế cho VYLA.
- Độc giả Đinh Lan Anh, lananhnamdinh@gmail.com: Yêu cầu để đăng ký VYLA là cam kết trở về VN sau khi hoàn thành khóa học. Vậy có nhất định là phải quay trở về cơ quan nơi mình công tác trước khi đi học, nếu trúng, hay không, hay có thể chuyển sang làm ở những công việc khác có thể phát huy tốt hơn các kiến thức đã học?
Thưa chị Lan Anh, về quy định thì cần quay về cơ quan trước khi đi học. Nhưng nếu được sự ủng hộ của cơ quan thì có thể chuyển sang đơn vị khác mà cũng đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
- Độc giả Phùng Khắc An, khacan.phung1588@yahoo.com: Học bổng này dành cho các cán bộ nhà nước, liệu có bộ ngành nhất định nào được ưu tiên hơn trong quá trình tuyển chọn không? Ví dụ cán bộ hoạch định chính sách thì được ưu tiên hơn cán bộ nghiên cứu chính sách?
Thưa anh Khắc An, tiêu chí chính của chúng tôi là tiềm năng đóng góp cho đất nước, nên người nào ở vị trí nào có thể đóng góp cho đất nước nhiều hơn thì được ưu tiên hơn. Hoạch định và nghiên cứu chính sách đều được ưu tiên như nhau trong VYLA.
- Độc giả Nguyễn Minh Thu, thunguyen1986@yahoo.com: Tôi đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp trực thuộc một bộ, và chỉ mới trở thành viên chức sau khi cơ quan tôi được chuyển về bộ. Tôi ký hợp đồng lao động lần đầu tiên không phải hợp đồng tuyển dụng viên chức, nhưng hiện tôi đang hưởng hệ số lương và bậc lương theo quy định của Chính phủ về bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Vậy tôi có thuộc đối tượng có thể nộp hồ sơ đăng ký chương trình này không, và phải có những giấy tờ gì để chứng minh mình là viên chức?
Chào chị Thu, trường hợp của chị khá đặc biệt. Chị cứ nộp đơn, vì hồ sơ sơ tuyển rất đơn giản. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa chị vào danh sách được phép trong khung khổ quy định của VN.
- Độc giả Hoàng Vĩnh Yên, yenyen5687@gmail.com: Tôi hiện đang là viên chức tại một viện nghiên cứu của nhà nước. Bằng ĐH của tôi là khoa học tự nhiên, nhưng tôi tha thiết muốn học chính sách công để vươn lên chức vụ quản lý và hoạch định chính sách. Đối tượng như tôi có phù hợp với học bổng này?
Hoàn toàn phù hợp chị Vĩnh Yên ạ.
- Độc giả Huỳnh Hải Trang, trangsea@yahoo.com: Tôi tốt nghiệp ĐH ngành khoa học xã hội, rất có năng lực về nghiên cứu, hiểu biết sâu rộng về chính trị xã hội, kinh nghiệm làm việc gần 10 năm, tiếng Anh lưu loát và khả năng thích nghi tốt. Song tôi có điểm yếu là các môn tự nhiên, đặc biệt là toán. Điều đó có phải là bất lợi nếu tôi muốn đăng ký học bổng này để học chính sách công không?
Thưa chị Hải Trang, yếu tố để học được chính sách công không phải là toán, mà là khả năng phân tích logic. Chúng tôi sẽ kiểm tra khả năng này trong vòng thi. Những người có kinh nghiệm, hiểu biết như chị thì tôi nghĩ là phù hợp.
- Độc giả Đặng Thúy Hoa, dangthuyhoa3011@gmail.com: Tôi có con gái sinh năm 1990, tốt nghiệp ĐH Stanford, Mỹ hồi tháng 6/2013 chuyên ngành chính sách công bằng loại giỏi. Cháu đang làm tư vấn viên tại của một công ty của Mỹ từ tháng 10/2013. Cháu có thể nộp hồ sơ tham dự chương trình này được không?
Thưa chị Thúy Hoa, rất tiếc theo
quy định thì học bổng này chỉ dành cho những người đang làm cho các cơ quan nhà
nước ở VN. Con gái của chị có thành tích học tập rất ấn tượng, nếu cháu muốn đóng góp cho sự phát
triển VN thì có nhiều con đường khác. Chị có thể nói cháu liên hệ với tôi qua
email (trananh
- Độc giả Tran Tuan Don, trantuandon88@gmail.com: Tôi là một giảng viên trẻ trong Quân đội, thực sự muốn được đi học để mở mang kiến thức và phục vụ Tổ quốc. Trong bối cảnh VN hội nhập ngày càng sâu rộng, cán bộ công chức nhà nước trong tất cả các loại hình đều chịu tác động ảnh hưởng của “cơm, áo, gạo, tiền…”, nhưng tôi tin vào việc cá nhân được quan tâm và đối đãi xứng đáng với sự cống hiến. Tôi là giảng viên, quân nhân, dù ở cương vị nào cũng sẽ cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Xin hỏi tôi có đủ tiêu chuẩn để dự tuyển chương trình này?
Thưa anh, giảng viên trong quân đội có thể đủ điều kiện nộp đơn. Tuy nhiên, những ngành tại trường ĐH Indiana không liên quan đến quốc phòng, an ninh. Nên tùy lĩnh vực anh muốn học, học bổng này có thể phù hợp hoặc không.
- Độc giả Nhung Nguyen, nanhung2207
Hạn đã được gia thêm đến 15/1 chị Nhung ạ.
Chung Hoàng