Ngay cả nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng cũng lấy em trai ruột làm chồng. Tuy nhiên, với các pharaoh, điều đó không được coi là vô đạo đức.
TIN BÀI KHÁC
Hôn nhân cận huyết là điều phổ biến ở các hoàng gia từ đông sang tây vào thời xưa, nhưng thường chỉ ở mức anh chị em họ lấy nhau. Nhưng ở các vương triều Ai Cập cổ đại, anh chị em ruột cũng thành vợ chồng.
Nữ hoàng Cleopatra lấy em ruột làm chồng
Theo truyền thống của dòng họ Ptolemy, dòng họ của Cleopatra, các nữ hoàng không được phép cai trị một mình mà chỉ được đồng cai trị với một người đàn ông và chỉ đóng vai trò phụ thuộc người nam đó. Chính vì thế khi vua cha qua đời, Cleopatra lên ngôi ở tuổi 18 tuổi, và cùng ngồi trên ngai vàng với em ruột là Ptolemy 13. Đây cũng là chồng của nữ hoàng.
Tuy nhiên, là một người tham vọng và thông minh, sắc sảo, Cleopatra sau đó đã loại bỏ người em để cai trị một mình. Trên các văn bản chính thức chỉ còn tên vị nữ hoàng duy nhất, ngay đồng tiền xu in hình các pharaoh cũng chỉ còn chân dung Cleopatra. Chẳng bao lâu, một số triều thần đã làm cuộc lật đổ, khiến nữ hoàng phải tha hương, còn người chồng/em trai bà là Ptolemy 13 được trở lại ngôi báu.
Nhờ sự giúp đỡ của Caesar, danh tướng La Mã mà bà quyến rũ được, Cleopatra được đưa trở lại ngai vàng sau khi Ptolemy 13 bị giết. Tuy nhiên, để được danh chính ngôn thuận, bà vẫn phải cưới một người em trai khác là Ptolemy 14 để cùng cai trị. Trong cuộc hai cuộc hôn nhân với các em trai, bà không sinh người con nào. Ptolemy 14 rồi cũng bị giết ngay sau khi Caesar bị ám sát, và Cleopatra lúc đó vẫn còn ở Roma nhưng người ta cho rằng chính bà cho người giết em trai để loại bỏ một đối thủ. Sau đó, bà đưa con trai của mình và Caesar cùng ngồi trên ngai vàng với mình.
Nữ hoàng Arsinoe II cưới hai anh em trai
Arsinoe II là một trong các vị tổ tiên của nữ hoàng Cleopatra, cai trị trước bà hơn 200 năm. Mặc dù chỉ là một nữ vương nhưng bà được đánh giá là vị vua có quyền lực thực sự và xuất sắc trong triều đại Ptolemy, là con gái của pharaoh sáng lập vương triều này. Đó là một phụ nữ vô cùng mạnh mẽ, từng trực tiếp tham gia các giải đấu Olimpic và giật giải cao, cũng như từng tham gia vào rất nhiều âm mưu chốn cung đình và lại chiến thắng.
Nữ hoàng Arsinoe II kết hôn lần đầu năm 16 tuổi với một vị tướng già hơn bà 44 tuổi, người đã lập nhiều chiến công trong triều đại của cha bà. Năm 34 tuổi, nữ hoàng trở thành góa phụ, và để giữ được ngôi vị, theo tục lệ của vương triều, bà đã cưới người anh cùng cha khác mẹ của mình là Ptolemy Keraunus. Sau khi cuộc hôn nhân này kết thúc, bà lại lấy một người em ruột kém mình 8 tuổi làm chồng.
Các cuộc hôn nhân giữa chị em ruột này khiến cho người ngày nay ghê sợ, và nó vốn cũng không được coi là đúng đắn cả ở thời cổ đại. Tuy nhiên, các pharaoh lại là biệt lệ. Các vị vua Ai Cập được cho là hiện thân của thần thánh trên mặt đất, vì vậy việc anh chị em ruột cưới nhau không phải là loạn luân, vô đạo, mà là điều thiêng liêng để đảm bảo sự tinh khiết của dòng máu thần linh. Về thực tế chính trị, đây là một cách để giữ ngai vàng cho dòng họ, đảm bảo ngôi vua không lọt vào tay người khác huyết thống.
Vua Tutankhamon bị tật vì bố mẹ là anh em ruột
Chuyện kết hôn giữa anh em ruột của các vua Ai Cập thường được biết đến qua sử liệu, nhưng có một trường hợp được khẳng định qua một bằng chứng sinh học là xét nghiệm ADN. Các nhà khảo cổ Ai Cập do tiến sĩ Zahi Hawass dẫn đầu đã công bố các kết quả xét nghiệm xác ướp cha mẹ của vị pharaoh danh tiếng Tutankhamon, theo đó họ là anh em ruột của nhau. Các nghiên cứu cũng cho thấy, kiểu hôn nhân này cũng rất phổ biến ở các đời vua trước đó.
Các nhà khảo cổ cũng đã nghiên cứu hài cốt của chính Tutankhamon và phát hiện, ông mắc các bệnh di truyền, hậu quả của truyền thống hôn nhân cận huyết. Nhà vua có dị tật bẩm sinh ở chân khiến dáng đi khập khiễng. Ông còn bị hở hàm ếch, sức khỏe rất kém.
Các xác ướp khác của những người họ hàng Tutankhamon cũng cho thấy, rất nhiều người bị bệnh tật hành hạ. Họ mắc các căn bệnh hiếm gặp, xương mảnh, yếu và dễ gãy, thân hình mảnh khảnh yếu ớt, có người bị hội chứng Marfan, căn bệnh khiến tay chân dài như tay vượn. Các nhà khoa học cho rằng, chính hôn nhân cận huyết đã khiến các căn bệnh xuất hiện và làm họ sớm lìa bỏ cõi đời.
(Theo Đất Việt)
TIN BÀI KHÁC
Vụ nữ sinh Việt mất tích: Sự thật bất ngờ về cô bạn gái
Bỏ mặc bệnh nhân chết trên sàn bệnh viện
Clip tàu Trung Quốc phá hoại cáp tàu Viking II
Công nhân Việt tại Malaysia bị tấn công dã man
Khỏa thân gắn hơn 3.000 chiếc kim lên cơ thể
Bỏ mặc bệnh nhân chết trên sàn bệnh viện
Clip tàu Trung Quốc phá hoại cáp tàu Viking II
Công nhân Việt tại Malaysia bị tấn công dã man
Khỏa thân gắn hơn 3.000 chiếc kim lên cơ thể
Hôn nhân cận huyết là điều phổ biến ở các hoàng gia từ đông sang tây vào thời xưa, nhưng thường chỉ ở mức anh chị em họ lấy nhau. Nhưng ở các vương triều Ai Cập cổ đại, anh chị em ruột cũng thành vợ chồng.
Nữ hoàng Cleopatra lấy em ruột làm chồng
Theo truyền thống của dòng họ Ptolemy, dòng họ của Cleopatra, các nữ hoàng không được phép cai trị một mình mà chỉ được đồng cai trị với một người đàn ông và chỉ đóng vai trò phụ thuộc người nam đó. Chính vì thế khi vua cha qua đời, Cleopatra lên ngôi ở tuổi 18 tuổi, và cùng ngồi trên ngai vàng với em ruột là Ptolemy 13. Đây cũng là chồng của nữ hoàng.
Tuy nhiên, là một người tham vọng và thông minh, sắc sảo, Cleopatra sau đó đã loại bỏ người em để cai trị một mình. Trên các văn bản chính thức chỉ còn tên vị nữ hoàng duy nhất, ngay đồng tiền xu in hình các pharaoh cũng chỉ còn chân dung Cleopatra. Chẳng bao lâu, một số triều thần đã làm cuộc lật đổ, khiến nữ hoàng phải tha hương, còn người chồng/em trai bà là Ptolemy 13 được trở lại ngôi báu.
Một bức tranh vẽ Cleopatra. |
Nhờ sự giúp đỡ của Caesar, danh tướng La Mã mà bà quyến rũ được, Cleopatra được đưa trở lại ngai vàng sau khi Ptolemy 13 bị giết. Tuy nhiên, để được danh chính ngôn thuận, bà vẫn phải cưới một người em trai khác là Ptolemy 14 để cùng cai trị. Trong cuộc hai cuộc hôn nhân với các em trai, bà không sinh người con nào. Ptolemy 14 rồi cũng bị giết ngay sau khi Caesar bị ám sát, và Cleopatra lúc đó vẫn còn ở Roma nhưng người ta cho rằng chính bà cho người giết em trai để loại bỏ một đối thủ. Sau đó, bà đưa con trai của mình và Caesar cùng ngồi trên ngai vàng với mình.
Nữ hoàng Arsinoe II cưới hai anh em trai
Arsinoe II là một trong các vị tổ tiên của nữ hoàng Cleopatra, cai trị trước bà hơn 200 năm. Mặc dù chỉ là một nữ vương nhưng bà được đánh giá là vị vua có quyền lực thực sự và xuất sắc trong triều đại Ptolemy, là con gái của pharaoh sáng lập vương triều này. Đó là một phụ nữ vô cùng mạnh mẽ, từng trực tiếp tham gia các giải đấu Olimpic và giật giải cao, cũng như từng tham gia vào rất nhiều âm mưu chốn cung đình và lại chiến thắng.
Chân dung nữ hoàng Arsinoe II trên đồng tiền Ai Cập cổ. |
Nữ hoàng Arsinoe II kết hôn lần đầu năm 16 tuổi với một vị tướng già hơn bà 44 tuổi, người đã lập nhiều chiến công trong triều đại của cha bà. Năm 34 tuổi, nữ hoàng trở thành góa phụ, và để giữ được ngôi vị, theo tục lệ của vương triều, bà đã cưới người anh cùng cha khác mẹ của mình là Ptolemy Keraunus. Sau khi cuộc hôn nhân này kết thúc, bà lại lấy một người em ruột kém mình 8 tuổi làm chồng.
Các cuộc hôn nhân giữa chị em ruột này khiến cho người ngày nay ghê sợ, và nó vốn cũng không được coi là đúng đắn cả ở thời cổ đại. Tuy nhiên, các pharaoh lại là biệt lệ. Các vị vua Ai Cập được cho là hiện thân của thần thánh trên mặt đất, vì vậy việc anh chị em ruột cưới nhau không phải là loạn luân, vô đạo, mà là điều thiêng liêng để đảm bảo sự tinh khiết của dòng máu thần linh. Về thực tế chính trị, đây là một cách để giữ ngai vàng cho dòng họ, đảm bảo ngôi vua không lọt vào tay người khác huyết thống.
Vua Tutankhamon bị tật vì bố mẹ là anh em ruột
Chuyện kết hôn giữa anh em ruột của các vua Ai Cập thường được biết đến qua sử liệu, nhưng có một trường hợp được khẳng định qua một bằng chứng sinh học là xét nghiệm ADN. Các nhà khảo cổ Ai Cập do tiến sĩ Zahi Hawass dẫn đầu đã công bố các kết quả xét nghiệm xác ướp cha mẹ của vị pharaoh danh tiếng Tutankhamon, theo đó họ là anh em ruột của nhau. Các nghiên cứu cũng cho thấy, kiểu hôn nhân này cũng rất phổ biến ở các đời vua trước đó.
Quan tài của Tutankhamon. |
Các nhà khảo cổ cũng đã nghiên cứu hài cốt của chính Tutankhamon và phát hiện, ông mắc các bệnh di truyền, hậu quả của truyền thống hôn nhân cận huyết. Nhà vua có dị tật bẩm sinh ở chân khiến dáng đi khập khiễng. Ông còn bị hở hàm ếch, sức khỏe rất kém.
Các xác ướp khác của những người họ hàng Tutankhamon cũng cho thấy, rất nhiều người bị bệnh tật hành hạ. Họ mắc các căn bệnh hiếm gặp, xương mảnh, yếu và dễ gãy, thân hình mảnh khảnh yếu ớt, có người bị hội chứng Marfan, căn bệnh khiến tay chân dài như tay vượn. Các nhà khoa học cho rằng, chính hôn nhân cận huyết đã khiến các căn bệnh xuất hiện và làm họ sớm lìa bỏ cõi đời.
(Theo Đất Việt)