Trung tâm dữ liệu lai - chiến lược quản lý “tài sản số” mới
Theo báo cáo của hãng chuyên nghiên cứu số liệu thị trường Statista, lượng dữ liệu được tạo ra sẽ đạt hơn 180 zettabyte vào năm 2025, cao hơn khoảng 118,8 zettabyte so với năm 2020. Điều này dẫn đến dung lượng dùng để lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ này sẽ tăng với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm là 19,2%.
Để tạo ra sức mạnh cạnh tranh từ nguồn dữ liệu khổng lồ này, doanh nghiệp (DN) cần có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu một cách linh hoạt, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất và bảo mật. Việc áp dụng chiến lược Hybrid Data Center đang được các chuyên gia đánh giá là giải pháp tối ưu nhất để đáp ứng những yêu cầu này.
Hybrid Data Center hay trung tâm dữ liệu lai là mô hình hạ tầng công nghệ thông tin kết hợp giữa các yếu tố của Trung tâm dữ liệu truyền thống (Data Center) và đám mây (Cloud Computing). Trong mô hình này, một phần của dữ liệu và ứng dụng được lưu trữ và xử lý trong trung tâm dữ liệu, trong khi các dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng cho các tác vụ linh hoạt và mở rộng.
Giải pháp lưu trữ dữ liệu toàn diện
Có thể thấy rõ rằng việc kết hợp trung tâm dữ liệu truyền thống và Cloud mang lại nhiều lợi ích cho DN với những chiến lược phát triển toàn diện hơn:
Tối ưu hóa hiệu suất và mở rộng linh hoạt: DN có thể sử dụng DC để lưu trữ và xử lý dữ liệu kinh doanh quan trọng và nhạy cảm, trong khi sử dụng dịch vụ Cloud để mở rộng khả năng lưu trữ và xử lý khi cần thiết. Điều này mang lại tính linh hoạt cao và khả năng đáp ứng nhanh chóng khi môi trường kinh doanh thay đổi.
Tiết kiệm chi phí: Thay vì đầu tư lớn vào việc mở rộng DC, DN có thể tận dụng các dịch vụ điện toán đám mây để mở rộng tài nguyên khi cần thiết để giảm thiểu các khoản đầu tư ban đầu và chi phí duy trì hàng năm.
Bảo mật và bảo vệ dữ liệu: Các nhà cung cấp dịch vụ DC và Cloud sẽ thực hiện các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, đa lớp như mã hóa, kiểm soát truy cập và giám sát hệ thống để đảm bảo an toàn cao nhất cho dữ liệu của DN.
Khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu hiệu quả: DC có thể được sử dụng để lưu trữ các bản sao dự phòng của dữ liệu quan trọng và nhạy cảm. Trong khi đó, dịch vụ Cloud cung cấp khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng.
Mở ra nhiều cơ hội cho các mô hình kinh doanh mới: Với sự linh hoạt và khả năng mở rộng của Cloud, DN có thể triển khai các dịch vụ mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ tiên tiến hơn, đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của thị trường. Trong khi đó, DC vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu cốt lõi.
Đáp ứng yêu cầu cao về hạ tầng cho các công nghệ mới: Các công nghệ mới như học máy, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things đòi hỏi khả năng xử lý lớn và tính linh hoạt để xử lý và phân tích lượng dữ liệu lớn. Việc sử dụng trung tâm dữ liệu lai có thể đáp ứng được nhu cầu này mà không gặp các rào cản về tài nguyên và cơ sở hạ tầng.
Lựa chọn nhà cung cấp hàng đầu cho chiến lược quản lý dữ liệu số
Việc ứng dụng Hybrid Data Center cũng đặt ra nhiều thách thức. Nhà quản lý DN phải có hiểu biết vững chắc về cả hai công nghệ và khả năng làm việc linh hoạt trong môi trường kết hợp. Bởi vậy, việc lựa chọn đúng nhà cung cấp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công khi áp dụng chiến lược này.
Với 15 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ hạ tầng số, CMC Telecom đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng sử dụng mô hình Hybrid Data Center tại Việt Nam.
CMC Telecom sở hữu mạng đường trục CVCS (Cross Vietnam Cable System), tuyến cáp Việt Nam đầu tiên kết nối xuyên Đông Nam Á, kết nối trực tiếp với 5 tuyến cáp quang biển quốc tế AAE1, APG, A-Grid, Unity và Faster. Bên cạnh đó, CMC Telecom cũng là nhà mạng tiên phong tại Việt Nam có thể cung cấp kết nối chuyên biệt, trực tiếp đến DC của các nhà cung cấp cloud lớn trên thế giới như: AWS thông qua kết nối Direct Connect, Google Cloud thông qua kết nối Interconnect, Microsoft Azure thông qua kết nối ExpressRoute và Oracle Cloud thông qua OCI FastConnect với băng thông lên đến 10Gbps.
Tham gia Liên minh trung tâm dữ liệu châu Á - Asia Data Center Alliance, CMC Telecom có hệ sinh thái DC toàn quốc. Tất cả DC đều được thiết kế theo các tiêu chuẩn quốc tế như PCI DSS, TVRA, Uptime Tier III. Đặc biệt là CMC DC Tân Thuận - trung tâm dữ liệu hiện đại và an toàn hàng đầu Việt Nam. Đây là DC tiên phong tại Việt Nam đạt 2 chứng chỉ về thiết kế và xây dựng của Uptime (TCCF và TCDD). Các chuyên gia điều hành và giám sát an ninh tại các DC này đều đạt các chứng chỉ như thiết kế, vận hành, đánh giá rủi ro và di chuyển DC (CDCE, CDCS, CDCP, ATS, ATD…). Trong đó CDCE là chứng nhận cao cấp nhất thế giới cho các chuyên gia trong việc thiết kế và xây dựng Data Center. Hiện tại, CMC Telecom có 2 chuyên gia trong số 10 người sở hữu chứng chỉ CDCE này tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, CMC Telecom cũng cung cấp dịch vụ Multi Cloud cho phép khách hàng lựa chọn giải pháp đám mây phù hợp với nhu cầu và yêu cầu cụ thể của DN. Từ năm 2017, CMC Telecom đã phát triển nền tảng điện toán đám mây “Make In Vietnam” CMC Cloud dành riêng cho thị trường Việt Nam với các tiêu chuẩn và công nghệ cao nhất hiện nay.
CMC Telecom cũng là đối tác cấp cao của các “ông lớn” Cloud trên thế giới: Advanced Tier Services Partner của AWS, Premier Partner của Google Cloud và Gold Partner của Microsoft. Đây chính là tiền đề giúp khách hàng CMC Telecom nhận được những tư vấn chuyên sâu, chính sách ưu đãi tốt nhất cho các sản phẩm dịch vụ trong hệ sinh thái của các nền tảng này.
Thúy Ngà