- Phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành TƯ Đảng khoá 12 sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào, đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ, khắc phục tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay "thân quen, cánh hẩu".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở một số vấn đề để các đại biểu dự hội nghị thảo luận, xem xét, quyết định.
Về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, Tổng bí thư cho rằng, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng.
Tổng bí thư dẫn lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP |
Theo Tổng bí thư, từ trước đến nay, nhất là trong những nhiệm kỳ gần đây, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng; đã có nhiều quyết sách rất đúng về cán bộ và công tác cán bộ; kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp, đạt được những kết quả quan trọng.
Nhờ đó, đội ngũ các cấp đã có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng nâng lên; cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn/
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín; cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chính Minh, có tư uy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.
“Gần đây, việc xử lý kịp thời, nghiêm minh một số tổ chức, cá nhân vi phạm đã góp phần cảnh tỉnh, cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn tiêu cực làm trong sạch đội ngũ cán bộ, từng bước củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Chậm đẩy lùi chạy chức, chạy quyền
Tuy nhiên, Tổng bí thư lưu ý, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng chưa mạnh, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó, cơ cấu giữa các ngành, nghề, lĩnh vực chưa thật sự hợp lý, thiếu sự liên thông giữa các cấp, các ngành; thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành.
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ; thiếu gương mẫu, chưa thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân; vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành TƯ Đảng khoá 12 khai mạc sáng nay. Ảnh: VGP |
Không ít cán bộ, quản lý DN thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
“Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội, ... chậm được ngăn chặn và đẩy lùi”, Tổng bí thư chỉ rõ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, sự trưởng thành, phát triển của đội ngũ cán bộ và những ưu điểm trong công tác cán bộ là nhân tố then chốt, quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước.
Song những yếu kém, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.
Khắc phục tình trạng "thân quen, cánh hẩu"
Tổng bí thư nhắc lại yêu cầu của Nghị quyết đại hội 12 của Đảng là phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo đúng tinh thần "thời kỳ nào, phong trào nào thì cán bộ đó".
Tổng bí thư cho hay, ngay từ tháng 5/2016, Ban Bí thư đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án để thực hiện nhiệm vụ Đại hội 12 đã đề ra, tiến hành tổng kết 20 năm (1997 - 2017) thực hiện Nghị quyết TƯ 3 khoá 8 về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", trên cơ sở đó xây dựng Đề án và dự thảo Nghị quyết để trình hội nghị TƯ lần này.
“Đề án và dự thảo Nghị quyết đã được xây dựng, biên tập, chỉnh sửa nhiều lần, lắng nghe ý kiến đóng góp của các ban, bộ, ngành và các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc TƯ; tham vấn ý kiến của nhiều đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành, các nhân sĩ, trí thức và các nhà khoa học”, Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư đề nghị các đại biểu thảo luận đề án này, trả lời cho được câu hỏi: Vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, ở cấp nào?
Đồng thời phân tích, dự báo tình hình trong nước, quốc tế trong thời gian tới; xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ mới, bối cảnh mới, nhất là những yếu tố tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực đến cán bộ và công tác cán bộ.
Từ đó, đi sâu thảo luận, làm rõ, tạo sự thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài và những nhiệm vụ, giải pháp lớn, có tính đột phá khả thi cao để sớm khắc phục triệt để những hạn chế trong thời gian qua. Từ đó xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Tổng bí thư yêu cầu phải cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào, đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ, khắc phục tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay "thân quen, cánh hẩu", chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai?
“Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp? Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào? Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa? Chính sách tạo ra động lực để cán bộ tâm huyết gắn bó với sự nghiệp là gì?”, Tổng bí thư nêu hàng loạt câu hỏi với các ủy viên TƯ.
Cán bộ cấp chiến lược: Quy hoạch các chức danh từ Tổng bí thư
Sau hội nghị TƯ 7, Ban chấp hành TƯ sẽ tiến hành quy hoạch nhân sự khoá 13, trong đó có quy hoạch đối với tất cả chức danh từ Tổng bí thư.
Bác sỹ, giáo viên ai cũng kêu khổ: Tăng lương ai bây giờ
Mấy chục năm qua, trong khi lương chưa được cải cách cơ bản, thì như một quy luật tất yếu, ngành nào cũng kêu lương thấp.
Yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm Phó Bí thư TP.HCM Tất Thành Cang
Thành ủy TP.HCM yêu cầu ông Tất Thành Cang kiểm điểm trách nhiệm trong vụ chuyển nhượng đất cho công ty Quốc Cường Gia Lai.
600 cán bộ cấp chiến lược: 3 độ tuổi, có đặc thù
600 cán bộ cấp chiến lược gồm các ủy viên TƯ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh...
Triệt chạy chức, bí thư tỉnh phải là người nơi khác
Hội nghị TƯ 7 tuần tới sẽ bàn hàng loạt các vấn đề trong công tác cán bộ như: Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền...
Tất cả công chức, viên chức đều được tăng lương
Đề án cải cách tiền lương sẽ tạo ra một mặt bằng mới, tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.
Thu Hằng