1. Triều đại đầu tiên áp dụng khoản tiền thưởng này là?

  • Trần
  • Nguyễn
Chính xác

Các khoản tiền thưởng dành cho quan thanh liêm xuất hiện từ thời nhà Lý, sau đó được cả nhà Lê và nhà Nguyễn áp dụng.

Giá trị của khoản tiền cũng khác nhau tùy từng giai đoạn. Có thời điểm, khoản tiền này được thay bằng đất đai để các quan có thể tự tăng gia sản xuất. 

2. Khoản tiền này được gọi là gì?

  • Tiền dưỡng liêm
  • Tiền quan liêm
  • Tiền bổng liêm
  • Tiền quý bổng
Chính xác

Luật Hồng Đức thời vua Lê Hiến Tông có các hình phạt rất nghiêm khắc với hành vi tham nhũng, nhận hối lộ. Bên cạnh đó, vua cũng ban lệnh cấp “tiền dưỡng liêm” như phần thưởng dành cho các vị quan giữ được liêm khiết.

Sách “Đại Nam quốc sử diễn ca” có ghi lại việc này như sau:

“Ân riêng mưa móc đượm thuần
Đã tiền lại lúa ân cần dưỡng liêm”.

Đến năm 1815, dưới thời vua Gia Long, nhà Nguyễn, khoản dưỡng liêm của quan Tri phủ bao gồm 25 quan tiền và 25 phương gạo. Quan Tri huyện được thưởng 20 quan tiền và 20 phương gạo.

Việc cấp “tiền dưỡng liêm” cũng được chia thành 4 lần trong năm để phát cùng chế độ lương bổng.

Đến năm 1840, quy định về tiền dưỡng liêm có một số thay đổi. Theo đó phần gạo được thay hoàn toàn bằng tiền. Vua Minh Mạng cũng chia các quan Tri phủ, Tri huyện trong cả nước thành 4 dạng theo mức độ phức tạp của công việc, mỗi dạng cũng được hưởng lượng “tiền dưỡng liêm” khác nhau. 

3. Theo quy định, khoản tiền thưởng này thường dành cho các quan loại nào?

  • Quan cấp nhỏ
  • Quan đại thần
  • Quan đã về hưu
  • Quan có công đánh giặc
Chính xác

Vào đầu thời nhà Nguyễn, “tiền dưỡng liêm” chỉ dành cho các quan cấp thấp ở phủ và huyện. Vua Gia Long cho rằng, quan Tri phủ, Tri huyện ở gần dân, cấp nhỏ mà việc nhiều, ngoài lương bổng chính, nên thưởng thêm để tỏ ý đặc cách. Về vua Minh Mạng, ông đánh giá “tiền dưỡng liêm” là cách để khuyến khích các quan giữ sự liêm khiết.

Về sau, các cấp quan lớn hơn như Tri châu và Đồng tri phủ cũng được thưởng “tiền dưỡng liêm”. Tuy nhiên, quan chức ở kinh thành hoàn toàn không thuộc chế độ ưu đãi này.

4. Vào thời nhà Trần, bộ phận chuyên giám sát công việc của quan lại được gọi là gì?

  • Ngự sử đài
  • Lục khoa
  • Giám sát ngự sử
  • Quan giám
Chính xác

Năm 1250, vua Trần Thái Tông đã đặt ra “Ngự sử đài”, bộ phận có nhiệm vụ giám sát  hoạt động của quan lại, giữ gìn kỷ cương trong triều đình.

Dưới triều vua Lê Thánh Tông, ông lập ra “Lục khoa” là cơ quan thanh tra của 6 bộ, chuyên điều tra việc làm sai trái của quan ở các bộ.

Bên cạnh đó, triều đình còn có xây dựng cơ quan “Giám sát Ngự sử” nhằm theo dõi công việc ở cấp địa phương.

5. Thời Nguyễn, các quan giữ chức ở vùng biên ải xa xôi, chịu nhiều khó khăn sẽ được thuyên chuyển sau bao lâu?

  • 5 năm
  • 6 năm
  • 7 năm
  • 8 năm
Chính xác

Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có nhắc về các ưu đãi trong việc luân chuyển quan chức. Cụ thể, các quan giữ chức ở miền biên viễn, chịu nhiều gian khó, nếu giữ tính thanh liêm, không nhũng nhiễu dân sẽ được thuyên chuyển sau 6 năm.

Tuy nhiên, khi nắm giữ vị trí mới, quan vẫn phải chịu thử thách trong 1 năm. Nếu làm tốt công việc ở giai đoạn này, vị quan mới chính thức được bổ nhiệm.