Người đàn ông này sẽ giúp bạn mua các món đồ mà bạn đã liệt kê, gọi cho bạn nếu sản phẩm không còn và giao hàng ngay trong ngày.

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}
Achmad đi siêu thị chọn đồ giúp các khách và giao hàng tận nhà cho họ trong vòng 3 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận đơn đặt hàng. Ảnh: TheNewpaper)

The Newspaper đưa tin, Achmad Sobirin Suhaimi (31 tuổi) là một trong số những người đưa dịch vụ đi chợ trực tuyến lên một tầm cao mới.

Trước đó, cựu nhân viên xây dựng này đã từng đi giao hàng trước hoặc sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập.

Khách hàng của anh tới từ Market9, một diễn đàn trực tuyến nơi các khách hàng có thể đặt hàng tạp phẩm từ những siêu thị lớn nhất tại Singapore và có thể nhận được hàng tại nhà chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ.

Achmad được trả 8 USD cho một đơn hàng sau khi giao hàng đầy đủ.

Cách đây hai tháng, anh đã bỏ hẳn công việc chính của mình để chuyển sang làm nghề đi chợ hộ.

Anh đã bắt đầu với công ty của riêng mình và kiếm khoảng 3.000-4.000 USD/tháng (từ 66 triệu đến 89 triệu đồng/tháng) bằng cách đi giúp các khách hàng mua những món đồ cần thiết.

Anh cho biết đã có một số doanh nghiệp tương tự tại Mỹ, nhưng nghề này còn khá mới mẻ tại Singapore.

"Dù sao thì tôi cũng thích đi mua sắm. Tôi làm việc đó cho gia đình và đó là hoạt động giải trí của tôi. Tôi không phiền nếu làm cho người khác", anh chia sẻ.

Ông bố ba con này sở hữu một chiếc Suzuki Swift để phục vụ công việc của mình.

"Tôi cũng sống gần một siêu thị", anh nói. "Tôi làm rất nhanh, vì tôi thông thạo siêu thị tới mức mọi thứ đều được làm trong nháy mắt".

Nếu mua ít hơn 10 món, Achmad có thể nhặt đồ và thanh toán chỉ trong vòng nửa tiếng. Nếu trên 20 món, anh cần khoảng một tiếng hoặc hơn, tùy theo siêu thị có đông khách hay không.

Anh cũng nắm được giờ cao điểm tại các siêu thị và thường chọn đi mua sắm vào những lúc vắng người.

"Nếu ở siêu thị không có một món đồ nào đó mà khách đặt, tôi sẽ gọi cho họ và khuyên họ chuyển sang dùng một nhãn hiệu khác hoặc không mua nữa".

Achmad sẽ giao hàng ngay sau khi thanh toán. "Tôi không giữ đồ của khách vì trong đó có một vài món là đồ tươi như thịt lợn", anh nói.

Mặc dù các khách hàng thường chọn mua sắm trực tuyến từ các siêu thị lớn, nhưng Achmad cho rằng dịch vụ của anh vẫn có đất phát triển.

"Một số khách hàng có lẽ không am hiểu internet. Họ thích nói chuyện với một người có thể trả lời họ ngay lập tức hơn là gửi thư điện tử và chờ được trả lời".

Sầm Hoa