– Rạng sáng ngày 16/12, những nạn nhân cuối cùng của vụ
cháy tòa nhà EVN được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Xanh-pôn. Phóng viên
VietNamNet đã có mặt trực tiếp nghe lại những câu chuyện bàng hoàng của những
người vừa thoát khỏi vụ cháy…
>> Tình cảnh bất lực kêu cứu từ tòa nhà bị cháy
>> Những vụ cháy nhà cao tầng kinh hoàng ở VN
>> Nóng trong ngày: Cháy tháp đôi ở Hà Nội
>> Vụ cháy kinh hoàng: Tập đoàn Điện lực VN lên tiếng
>> Hình ảnh cứu người từ toà nhà 33 tầng cháy
>> Clip: Cháy tháp đôi điện lực ở Hà Nội
>> Hình ảnh kinh hoàng vụ cháy tháp đôi điện lực
>> Vụ cháy kinh hoàng: Hơn 20 người cấp cứu
Kinh hoàng!
Những công nhân trực tiếp mắc kẹt tại tòa tháp của EVN sau khi được giải cứu đều có chung một cảm giác: kinh hoàng. Đối với họ, sự việc vừa xảy ra giống như một cơn ác mộng.
Bệnh viện Xanh-pôn chiều tối ngày 15/12 là một ngày đặc biệt. 20h tối, Giám đốc bệnh viện, bà Nguyễn Phạm Ý Nhi vẫn tất bật chỉ đạo các cán bộ, bác sỹ… ở lại để tiếp nhận các nạn nhân được xe cứu thương chở đến từ hiện trường vụ cháy.
Bà Nhi cho hay, Ban lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo tới các phòng ban, các bác sỹ, cán bộ của viện túc trực cả đêm trong tình trạng báo động khẩn cấp.
Vì chưa biết chính xác con số bao nhiêu nạn nhân mắc kẹt tại tòa tháp EVN bị cháy, tất cả các cáng cứu thương, phòng cấp cứu, thậm chí cả… hội trường của Bệnh viện cũng được chuẩn bị để đón tiếp bệnh nhân.
Em Nguyễn Thị Yến có mặt tại bệnh viện để chăm mẹ, bà Trương Thị Xây – nữ nạn nhân duy nhất của vụ cháy. |
Tại phòng chờ của Khoa Hồi sức Cấp cứu, những gương mặt căng thẳng: người nhà của người bị nạn, các cán bộ y tế của Viện Xanh-pôn… Không khí vội vã, khẩn trương nhưng không hề hỗn loạn.
Tất cả đều sẵn sang đón nhận
những nạn nhân được đưa về từ địa chỉ tòa tháp số 11 Cửa Bắc, nơi đang diễn ra
vụ giải cứu những người mắc kẹt.
Các bệnh nhân được đưa về Bệnh viện Xanh-pôn và được nhanh chóng phân loại theo
hiện trạng sức khỏe để được đưa đến các khoa chuyên môn điều trị.
Bà Nhi cho biết, tính đến 21h30, Xanh-pôn tiếp nhận 24 trường hợp, trong đó 18 trường hợp được chuyển lên Khoa Bỏng, 4 trường hợp điều trị tại khoa Hồ sức Cấp cứu, 02 trường hợp điều trị tại khoa Tăng cường Ngoại.
Tất cả đều trong tình trạng thiếu oxy, khó thở, ngạt… Nhưng rất may, không có trường hợp nào tử vong và bị thương nặng.
Công nhân Nguyễn Văn Thịnh và Nguyễn Văn Thực – nạn nhân của vụ cháy đã “hoàn hồn” điều trị tại khoa Bỏng (Bệnh viện Xanh-pôn). |
Khi những căng thẳng đã tạm
lắng, đích thân bà Giám đốc Bệnh viện Xanh-pôn đã tạo điều kiện để phóng viên
được tiếp cận với các nạn nhân của vụ cháy, với “điều kiện”: không được làm
phiền bệnh nhân.
|
Nhiều thân nhân của các công nhân được giải cứu trong vụ cháy sau khi biết thông tin của con/em mình qua các phương tiện thông tin đại chúng, đã có mặt tại bệnh viện nín thở theo dõi. Nhiều người không ngăn được nước mắt vì quá lo lắng…
Tại phòng bệnh của Khoa Bỏng: hơn chục công nhân được đưa đến điều trị. Vì tình huống đột xuất, bệnh viện không có nhiều giường nên các nạn nhân phải nằm chung 2 người/giường, và nằm chung phòng với các bệnh nhân khác đang điều trị tại đây.
Trải qua những giây phút căng thẳng ngàn cân treo sợi tóc, các những công nhân của toà nhà đã vượt qua khoảnh khắc tột cùng về tâm lý, về cơ bản đã lấy lại được tinh thần.
Công nhân Nguyễn Văn Thực, sinh năm 1988, quê Quốc Oai (Hà Nội) đã lấy được bình tĩnh, kể chuyện: thời điểm xảy ra vụ cháy, lúc đó khoảng hơn 16h, Thực đang làm khung nhôm cửa kính trên tầng 30 thì nghe thấy một tiếng nổ lớn.
Cùng lúc đó, nhìn ra ngoài cửa kính thấy khói đen bắt đầu bốc lên. Khi đó, trong tòa nhà có chừng hơn 30 công nhân.
Nhiều công nhân từ các tầng thấp chạy lên các tầng cao hơn bằng cầu thang bộ, kêu lên: cháy cháy. Mọi người rơi vào trạng thái hoảng loạn, nhưng không ai manh động tìm cách lao ra ngoài. Nhiều người sử dụng ĐTDĐ báo tin cho bạn bè, người thân và lực lượng cứu hộ.
Chăm sóc nạn nhân vụ cháy. |
Công nhân Phạm Văn Thế,
Đinh Văn Lập, Phạm Công Định, Nguyễn Văn Hùng, Lương Ngọc Khánh… cũng chia sẻ
những cảm giác tương tự: mọi người đều hoảng hốt, sợ hãi và kinh hoàng.
Nữ nạn nhân duy nhất của đám cháy!
Hình ảnh cứu người từ toà nhà 33 tầng cháy
Sau khi dùng dây tời và xếp các trụ cốp pha sắt chồng lên nhau thành cột để đưa công nhân xuống, có khá nhiều công nhân đã may mắn thoát khỏi sự đe dọa của "bà hỏa" đang hoành hành tại tòa nhà điện lực.
|
Con gái của bà, em Nguyễn Thị Yến có mặt trong phòng bệnh chăm sóc mẹ. Em kể: mấy mẹ con từ Vĩnh Phúc lên Hà Nội thuê nhà. Mẹ em làm lao công quét dọn tại tòa nhà, mấy chị em ra trường đang trong thời kỳ đi xin việc. Chiều muộn vẫn chưa thấy mẹ về, xem ti-vi thấy tin báo về vụ cháy, Yến vội vàng đến nơi mẹ làm…
Một lúc sau, mẹ em được cứu khỏi
nơi mắc kẹt, Yến theo xe cứu thương vào viện chăm mẹ.
Đến thời điểm 22h đêm, bà Xây đã tỉnh táo trở lại. Yến rất hạnh phúc. Em cho
biết, khi nhìn thấy những đụn khói đen mù mịt bủa vây tòa tháp cao ngất, em chỉ
biết cầu trời phù hộ cho mẹ tai qua nạn khỏi…
Những công nhân được giải cứu từ tòa tháp bị cháy, đa số tuổi đời còn rất trẻ.
Sức trẻ đã giúp họ mau chóng hồi phục.
Bác sỹ điều trị tận tay bóc từng
hộp sữa đưa cho mọi người uống lấy sức. Người nhà các nận nhân, hầu hết đều đã
có mặt. Nhiều người quê ở xa như Hưng Yên, Sóc Sơn… cũng mau chóng lên tận Hà
Nội để chăm sóc con em mình vừa được cứu thoát.
Ông Trương Văn Tuynh (Ân Thi, Hưng Yên) kể chuyện: khoảng 17h chiều, con trai
ông, em Trương Văn Nguyên, gọi điện báo tin: đang mắc kẹt trên tầng 25 của tòa
nhà bị cháy. Qua điện thoại, giọng Nguyên hoảng loạn. Ông Tuynh chỉ kịp dặn con:
cứ bình tĩnh, đứng yên ở đó, không được lao ra ngoài, đợi lực lượng đến cứu…
Ngay sau đó, ông cùng người nhà bắt xe lên Hà Nội. Có mặt tại tòa nhà bị cháy
lúc hơn 18h, khi đó đám cháy chỉ còn cột khói cao ngất bốc lên.
Đứng dưới đất chờ lực lượng giải cứu, cho đến khi con ông được đưa xuống, ông vội vàng chạy đến cùng với lực lượng cứu hộ xốc con lên xe cứu thương, đến bệnh viện Xanh-pôn.
“Nói thật, bây giờ tôi mới hoàn hồn, chứ khi đó nhìn thấy đám cháy ngất trời như thế, quả là họa vô đơn chí…” – ông Tuynh hồn hậu.
Cán bộ bệnh viện viết tên các nạn nhân vụ cháy đang điều trị tại viện để người nhà nạn nhân yên tâm. |
Anh Trần Anh Quân, trú tại số nhà 30, phố Cửa Bắc (đối diện tòa tháp bị cháy) cho biết: khoảng 16h, anh nghe thấy một tiếng nổ lớn từ phía tòa nhà. Ngọn lửa bốc ra từ phía tầng hầm, sau đó là cột khói nhanh chóng bao trùm kín tòa tháp cao chót vót.
Nhanh chóng, anh sơ tán hai đứa
con (một cháy 10 tháng tuổi, một cháu 5 tuổi) sang nhà ông bà ngoại.
Anh cho biết: công trình này đang giai đoạn hoàn thiện, lực lượng công nhân đang
làm việc chủ yếu hoàn tất các công đoạn cuối cùng như lắp trần, chạy đường dây
điện… Tuy nhiên, trong vài ba tháng trở lại đây, theo quan sát của anh, mỗi ngày
có chừng vài trăm công nhân làm việc.
Đám cháy bất ngờ xảy ra khiến nhiều người dân hoảng loạn. Tuy nhiên, vì biết có
nhiều công nhân đang mắc kẹt trong tòa nhà, bà con đều lo lắng cho họ.
Khoảng 22h, cán bộ của Bệnh viện Xanh-pôn đã cẩn thận viết tên các nạn nhân của
vụ cháy lên một tấm bảng phoocmica trước cửa Khoa Hồi sức Cấp cứu để người nhà
nạn nhân theo dõi, yên tâm về tinh thần.
Bà Nguyễn Phạm Ý Nhi, giám đốc
bệnh viện khẳng định: các cán bộ y, bác sỹ đã chuẩn bị tâm lý trực chiến cả đêm
để kịp thời tiếp nhận các nạn nhân của vụ cháy. Tuy nhiên, điều mừng nhất, đó là
số lượng người mắc kẹt đã “chốt” con số, và không có trường hợp nào nguy kịch!
Đó là điều mà chính chúng tôi, những người có mặt tại hiện trường đưa tin vụ
giải cứu nạn nhân vụ cháy, cũng cảm thấy hạnh phúc.
-
Kiên Trung