- Các bài “Hạ lãi suất huy động: Lãi suất cho vay bao giờ?”, “Lãi suất còn cao so với khả năng doanh nghiệp”, “Nói và làm: Hạ lãi suất, xin đừng chậm nữa” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Hạ lãi suất huy động, ‘quên’ giảm lãi suất cho vay?
Bạn đọc Minh Khuê (email gaupooh49@yahoo.com) viết: “Tôi rất cảm ơn bài viết của Viết Lê Quân và Toà soạn đã chia sẻ nỗi đau khổ của doanh nghiệp (DN) đang quằn mình gánh lãi (LS) suất vay trên 20% cả năm qua, mà chờ mòn mỏi chưa thấy Ông Nguyễn văn Bình tư lệnh NH làm được việc như đã nói. Chẳng lẽ Chính phủ chỉ đạo hạ LS huy động mà quên giảm lãi suất cho DN vay sản xuất để nền kinh tế và an sinh xã hội được ổn định phát triển?”
Email nguyenthulinh98@yahoo.com đồng cảm: “Cám ơn tác giả Viết Lê Quân đã nói hộ suy nghĩ của nhiều người trong đó có tôi. Nên nhớ lại Ngân hàng nhà nước đã giám sát mạnh mẽ việc giảm lãi suất từ 18% xuống 14% từ 1 năm nay rồi mà lãi suất cho vay vẫn không đả động gì đến. Bà Thuận, Tổng Giám đốc công ty Dược rất có lý khi nhận xét: Nếu chỉ làm như thế này người dân thấy Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đại diện cho nhóm lợi ích ngân hàng chứ không đại diện cho lợi ích nhân dân.”
Ý kiến của email tuannv@huva.vn: “Thưa Thống đốc hiện tại doanh nghiệp (DN) chúng tôi vẫn phải chịu mức lãi suất vay là hơn 20% chứ làm gì có mức lãi suất như Thống đốc nói (16 - 18%)?”
Email vankhoa_686@yahoo.com phụ họa: “Tôi vẫn phải trả 22,4% cho ngân hàng (NH) SEABANK, còn thêm đủ loại phí.”
Email sale_vcc@yahoo.com hùa theo: “Xin lỗi, báo đài cứ nói về hạ lãi suất cho doanh nghiệp. Chúng tôi doanh nghiệp nhỏ vay của VPBank hơn 1 năm nay vẫn 22.3%. Đến giờ vẫn chưa giảm tý gì, đang è cổ trả lãi.”.
Chung cảnh ngộ, email thanhifc@gmail.com cho biết: “Doanh nghiệp tôi vẫn đang phải chịu mức lãi suất được coi là rất mềm của NH Eximbank là 21%/năm. Nghe các ông nói hạ lãi suất huy động tôi cũng chẳng mừng tí nào vì lãi suất chúng tôi vay có giảm tẹo nào đâu. Tại sao ông không khống chế trần lãi suất cho vay?”.
Bình luận của email ngtrgiang@walla.com: “Việc giảm lãi suất (LS) đầu vào chỉ giúp cho các ngân hàng (NH) giảm chi phí vốn, tăng lợi nhuận (mua rẻ hơn mà bán vẫn vậy) chứ nền kinh tế không được gì. Ngoài ra việc này còn giúp cho một số nhà đầu cơ thoát được hàng do một số người sẽ rút tiền gửi ngân hàng ra để mua vàng, ngoại tệ, BĐS hay chứng khoán.”
Bình luận khác của email kientrucxaydungtayha@gamail.com: “Một người nông dân như mẹ tôi hiểu rằng nhà nước xây ngân hàng (Xây ngân hàng ở đây có thể hiểu là các quyền lợi của ngân hàng được hưởng, được pháp luật bảo vệ) cho những người làm việc trong ngân hàng hưởng lợi nhuận từ việc buôn tiền, nhà nước chả được gì.”
Email snthai@ymail.com đề nghị: “Phải hạ lãi suất cho vay. Còn hạ lãi suất huy động chỉ lợi cho ngân hàng còn nhân dân thì thua thiệt.”
Nỗi khắc khoải của email lamson020173@yahoo.com.vn: “Lãi suất huy động giảm còn 13% trong khi đó lãi suất cho vay của ngân hàng đến 23,5%/năm, bạn hỏi lãi xuất cho vay bao giờ giảm? Xin trả lời ‘bao giờ cho đến tháng mười của năm ...’ thì sẽ giảm.”
Email tieu_lamngoc@yahoo.com lại nhìn sự việc từ góc độ khác: “Xin lỗi, LS huy động mới giảm chiều 13/3 mà đòi LS cho vay giảm đồng thời ngay lập tức thì… quá đáng! NH cũng là 1 doanh nghiệp (DN) làm ăn, có lỗ có lãi, khi các DN yếu kém không đủ khả năng trả nợ, bị phá sản là điều đương nhiên. Khó là khó chung. Ngay cả các NH làm ăn không tốt cũng có nguy cơ bị sáp nhập đó thôi. Cứ đổ lỗi cho việc lãi suất cao quá, thị trường khó khăn quá, trong khi bản thân thì yếu kém. Thị trường lên xuống theo chu kỳ là chuyện bình thường, cứ để chính thời điểm khó khăn này lọc bớt những DN yếu kém, thua lỗ, không đủ sức cạnh tranh, còn để đất cho những DN khỏe mạnh hơn tiếp tục phát triển.”
“Tôi thấy: Doanh nghiệp muốn vay lãi suất thấp, người gửi tiền muốn lãi suất cao. Nếu ép gượng hành chính lãi suất xuống thấp, thì người gửi tự nguyện chuyển tiền sang vàng, đô, đất-lúc đó doanh nghiệp dù có muốn vay lãi suất cao, ngân hàng cũng không có tiền nữa!
Xử lý gốc rễ của lạm phát, lãi suất không phải là xử lý tiền mà là tổng thể điều hành kinh tế”, đó là ý kiến của email nguyenthoai123@gmail.com.
Biện pháp hành chính không nghiêm, hãy để thị trường điều tiết?
Email bachbln08@gmail.com viết: “Theo dõi báo chí và tình hình xã hội, không khó để nhận ra việc quản lý của NHNN nói riêng dường như có lồng lợi ích cho một số người, một số nhóm hưởng lợi? Xây dựng dự thảo sửa đổi thuế TNCN tưởng là chăm lo đến lợi ích của người làm công ăn lương, ai dè tăng giá các mặt hàng chiến lược thì rất nhanh, rất nhiều mà vẫn cho rằng đang kìm giữ lạm phát? Thật không sao hiểu nổi!”
Ý kiến của email tricuongnpc@gmail.com: “Sau gần 1 năm áp dụng lãi suất trần huy động 14% kéo dài, động thái này thể hiện sự đi xuống của lãi suất.
Nhưng tại sao lãi suất trần 14% trước đây mà DN vẫn phải vay lãi suất 22-24%? Là do các NHTM huy động thực tế khoảng từ 17-20%. Cái này nói mãi nhưng NHNN vẫn không kiểm soát được. Nên lần này giảm trần lãi suất huy động cũng chưa mang ý nghĩa lớn cho lắm, chỉ mang ý nghĩa tín hiệu của thị trường.
Cũng như những lần trước tham gia ý kiến, tôi vẫn mong muốn Chính phủ và NHNN hãy thực hiện nghiêm minh các quy định đã đưa ra, còn nếu không làm được bằng biện pháp hành chính thì hãy để thị trường tự điều tiết.”
Email mail2012@yahoo.com phân tích: “Vấn đề mà doanh nghiệp hy vọng là ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Vậy thì ngân hàng nhà nước khống chế trần lãi suất cho vay mới là vấn dề cốt lõi.
Khi khống chế lãi suất cho vay thì sẽ có mấy cái lợi sau:
- Có cơ sở, chế tài để phạt các trường hợp cho vay với lãi suất ‘cắt cổ’.
- Khi giảm lãi suất cho vay thì ngân hàng cũng sẽ tính toán để giảm lãi suất huy động. Mức độ giảm lãi suất huy động tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Các ngân hang yếu kém thì lợi nhuận sẽ giảm hoặc thua lỗ.”
Đồng cảm nhận ý kiến trên, email xuanquang_tn@yahoo.com chia sẻ: “Nên quy định trần lãi suất cho vay, khi đó lãi suất huy động các ngân hàng sẽ tự quyết định. Như vậy quyền lợi người dân và của doanh nghiệp mới được đảm bảo.”
Bạn đọc Nguyên Trần (email nguyentran@yahoo.com) chất vấn: “Ngày 12/01/2012, đọc bài "Lãi suất 25%: Có gì đáng ngại?" . Ngày 13/03/2012 tức là 2 tháng sau có bài: Lãi suất còn cao so với khả năng DN.
Mới sau có 2 tháng mà ông đã thay đổi quan điểm? Nhiều nhiều DN đã phá sản và tiếp tục phá sản…”
Giọng lo lắng và hoài nghi của email dvanh1974@yahoo.com: “Hạ lãi suất thật sâu nhưng không cho vay, như vậy các doanh nghiệp liệu có cái để… vui?”
“Kính thưa Thống đốc: Vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp theo như việc hạ lãi suất Thống đốc phát biểu là chưa được chính xác. Doanh nghiệp cần khống chế lãi suất cho vay chứ không phải lãi suất huy động vì khống chế lãi cho vay thì lãi huy động mới đúng chỉ đạo của Thống Đốc.
Doanh nghiệp rất cần khống chế lãi suất cho vay của Ngân hàng và khống chế lãi suất cho vay cũng chính là khống chế lãi suất huy động”, đó là ý kiến của Email thanglong306@yahoo.com.
Bình luận của email manh_23450@yahoo.com.vn: “Chúng ta đã hội nhập kinh tế, các DN Việt Nam còn yếu thế trong khi lãi suất cao như thế này, việc DN không thể cạnh tranh được và phá sản là tất yếu. DN phá sản thì kinh tế đình đốn, Nhà nước không có nguồn thu, lạm phát cũng theo đó tăng cao. Đây cũng là cách chúng ta tự làm hại chính mình!
Hãy hạ ngay lãi suất để doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán như tất cả các quốc gia khác đã và đang làm. Khi các doanh nghiệp khỏe mạnh, nền kinh tế quốc gia sẽ khỏe mạnh theo.”
Ban Bạn đọc
TIN BÀI KHÁC:
6 triệu nộp thuế thu nhập có lạc hậu?
Cần minh bạch giá xăng dầu
UBND tỉnh Lâm Đồng: Sửa sai rồi liệu còn sai?
VN vẫn muốn là trung tâm sx xe máy?
Tiết kiệm hàng chục triệu USD trong Giờ Trái đất
Dân "oằn mình" vì giá gas tăng
Cần minh bạch giá xăng dầu
UBND tỉnh Lâm Đồng: Sửa sai rồi liệu còn sai?
VN vẫn muốn là trung tâm sx xe máy?
Tiết kiệm hàng chục triệu USD trong Giờ Trái đất
Dân "oằn mình" vì giá gas tăng
Hạ lãi suất huy động, ‘quên’ giảm lãi suất cho vay?
Bạn đọc Minh Khuê (email gaupooh49@yahoo.com) viết: “Tôi rất cảm ơn bài viết của Viết Lê Quân và Toà soạn đã chia sẻ nỗi đau khổ của doanh nghiệp (DN) đang quằn mình gánh lãi (LS) suất vay trên 20% cả năm qua, mà chờ mòn mỏi chưa thấy Ông Nguyễn văn Bình tư lệnh NH làm được việc như đã nói. Chẳng lẽ Chính phủ chỉ đạo hạ LS huy động mà quên giảm lãi suất cho DN vay sản xuất để nền kinh tế và an sinh xã hội được ổn định phát triển?”
Email nguyenthulinh98@yahoo.com đồng cảm: “Cám ơn tác giả Viết Lê Quân đã nói hộ suy nghĩ của nhiều người trong đó có tôi. Nên nhớ lại Ngân hàng nhà nước đã giám sát mạnh mẽ việc giảm lãi suất từ 18% xuống 14% từ 1 năm nay rồi mà lãi suất cho vay vẫn không đả động gì đến. Bà Thuận, Tổng Giám đốc công ty Dược rất có lý khi nhận xét: Nếu chỉ làm như thế này người dân thấy Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đại diện cho nhóm lợi ích ngân hàng chứ không đại diện cho lợi ích nhân dân.”
Ảnh minh họa |
Email vankhoa_686@yahoo.com phụ họa: “Tôi vẫn phải trả 22,4% cho ngân hàng (NH) SEABANK, còn thêm đủ loại phí.”
Email sale_vcc@yahoo.com hùa theo: “Xin lỗi, báo đài cứ nói về hạ lãi suất cho doanh nghiệp. Chúng tôi doanh nghiệp nhỏ vay của VPBank hơn 1 năm nay vẫn 22.3%. Đến giờ vẫn chưa giảm tý gì, đang è cổ trả lãi.”.
Chung cảnh ngộ, email thanhifc@gmail.com cho biết: “Doanh nghiệp tôi vẫn đang phải chịu mức lãi suất được coi là rất mềm của NH Eximbank là 21%/năm. Nghe các ông nói hạ lãi suất huy động tôi cũng chẳng mừng tí nào vì lãi suất chúng tôi vay có giảm tẹo nào đâu. Tại sao ông không khống chế trần lãi suất cho vay?”.
Bình luận của email ngtrgiang@walla.com: “Việc giảm lãi suất (LS) đầu vào chỉ giúp cho các ngân hàng (NH) giảm chi phí vốn, tăng lợi nhuận (mua rẻ hơn mà bán vẫn vậy) chứ nền kinh tế không được gì. Ngoài ra việc này còn giúp cho một số nhà đầu cơ thoát được hàng do một số người sẽ rút tiền gửi ngân hàng ra để mua vàng, ngoại tệ, BĐS hay chứng khoán.”
Bình luận khác của email kientrucxaydungtayha@gamail.com: “Một người nông dân như mẹ tôi hiểu rằng nhà nước xây ngân hàng (Xây ngân hàng ở đây có thể hiểu là các quyền lợi của ngân hàng được hưởng, được pháp luật bảo vệ) cho những người làm việc trong ngân hàng hưởng lợi nhuận từ việc buôn tiền, nhà nước chả được gì.”
Email snthai@ymail.com đề nghị: “Phải hạ lãi suất cho vay. Còn hạ lãi suất huy động chỉ lợi cho ngân hàng còn nhân dân thì thua thiệt.”
Nỗi khắc khoải của email lamson020173@yahoo.com.vn: “Lãi suất huy động giảm còn 13% trong khi đó lãi suất cho vay của ngân hàng đến 23,5%/năm, bạn hỏi lãi xuất cho vay bao giờ giảm? Xin trả lời ‘bao giờ cho đến tháng mười của năm ...’ thì sẽ giảm.”
Email tieu_lamngoc@yahoo.com lại nhìn sự việc từ góc độ khác: “Xin lỗi, LS huy động mới giảm chiều 13/3 mà đòi LS cho vay giảm đồng thời ngay lập tức thì… quá đáng! NH cũng là 1 doanh nghiệp (DN) làm ăn, có lỗ có lãi, khi các DN yếu kém không đủ khả năng trả nợ, bị phá sản là điều đương nhiên. Khó là khó chung. Ngay cả các NH làm ăn không tốt cũng có nguy cơ bị sáp nhập đó thôi. Cứ đổ lỗi cho việc lãi suất cao quá, thị trường khó khăn quá, trong khi bản thân thì yếu kém. Thị trường lên xuống theo chu kỳ là chuyện bình thường, cứ để chính thời điểm khó khăn này lọc bớt những DN yếu kém, thua lỗ, không đủ sức cạnh tranh, còn để đất cho những DN khỏe mạnh hơn tiếp tục phát triển.”
“Tôi thấy: Doanh nghiệp muốn vay lãi suất thấp, người gửi tiền muốn lãi suất cao. Nếu ép gượng hành chính lãi suất xuống thấp, thì người gửi tự nguyện chuyển tiền sang vàng, đô, đất-lúc đó doanh nghiệp dù có muốn vay lãi suất cao, ngân hàng cũng không có tiền nữa!
Xử lý gốc rễ của lạm phát, lãi suất không phải là xử lý tiền mà là tổng thể điều hành kinh tế”, đó là ý kiến của email nguyenthoai123@gmail.com.
Biện pháp hành chính không nghiêm, hãy để thị trường điều tiết?
Email bachbln08@gmail.com viết: “Theo dõi báo chí và tình hình xã hội, không khó để nhận ra việc quản lý của NHNN nói riêng dường như có lồng lợi ích cho một số người, một số nhóm hưởng lợi? Xây dựng dự thảo sửa đổi thuế TNCN tưởng là chăm lo đến lợi ích của người làm công ăn lương, ai dè tăng giá các mặt hàng chiến lược thì rất nhanh, rất nhiều mà vẫn cho rằng đang kìm giữ lạm phát? Thật không sao hiểu nổi!”
Ý kiến của email tricuongnpc@gmail.com: “Sau gần 1 năm áp dụng lãi suất trần huy động 14% kéo dài, động thái này thể hiện sự đi xuống của lãi suất.
Nhưng tại sao lãi suất trần 14% trước đây mà DN vẫn phải vay lãi suất 22-24%? Là do các NHTM huy động thực tế khoảng từ 17-20%. Cái này nói mãi nhưng NHNN vẫn không kiểm soát được. Nên lần này giảm trần lãi suất huy động cũng chưa mang ý nghĩa lớn cho lắm, chỉ mang ý nghĩa tín hiệu của thị trường.
Cũng như những lần trước tham gia ý kiến, tôi vẫn mong muốn Chính phủ và NHNN hãy thực hiện nghiêm minh các quy định đã đưa ra, còn nếu không làm được bằng biện pháp hành chính thì hãy để thị trường tự điều tiết.”
Email mail2012@yahoo.com phân tích: “Vấn đề mà doanh nghiệp hy vọng là ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Vậy thì ngân hàng nhà nước khống chế trần lãi suất cho vay mới là vấn dề cốt lõi.
Khi khống chế lãi suất cho vay thì sẽ có mấy cái lợi sau:
- Có cơ sở, chế tài để phạt các trường hợp cho vay với lãi suất ‘cắt cổ’.
- Khi giảm lãi suất cho vay thì ngân hàng cũng sẽ tính toán để giảm lãi suất huy động. Mức độ giảm lãi suất huy động tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Các ngân hang yếu kém thì lợi nhuận sẽ giảm hoặc thua lỗ.”
Đồng cảm nhận ý kiến trên, email xuanquang_tn@yahoo.com chia sẻ: “Nên quy định trần lãi suất cho vay, khi đó lãi suất huy động các ngân hàng sẽ tự quyết định. Như vậy quyền lợi người dân và của doanh nghiệp mới được đảm bảo.”
Bạn đọc Nguyên Trần (email nguyentran@yahoo.com) chất vấn: “Ngày 12/01/2012, đọc bài "Lãi suất 25%: Có gì đáng ngại?" . Ngày 13/03/2012 tức là 2 tháng sau có bài: Lãi suất còn cao so với khả năng DN.
Mới sau có 2 tháng mà ông đã thay đổi quan điểm? Nhiều nhiều DN đã phá sản và tiếp tục phá sản…”
Giọng lo lắng và hoài nghi của email dvanh1974@yahoo.com: “Hạ lãi suất thật sâu nhưng không cho vay, như vậy các doanh nghiệp liệu có cái để… vui?”
“Kính thưa Thống đốc: Vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp theo như việc hạ lãi suất Thống đốc phát biểu là chưa được chính xác. Doanh nghiệp cần khống chế lãi suất cho vay chứ không phải lãi suất huy động vì khống chế lãi cho vay thì lãi huy động mới đúng chỉ đạo của Thống Đốc.
Doanh nghiệp rất cần khống chế lãi suất cho vay của Ngân hàng và khống chế lãi suất cho vay cũng chính là khống chế lãi suất huy động”, đó là ý kiến của Email thanglong306@yahoo.com.
Bình luận của email manh_23450@yahoo.com.vn: “Chúng ta đã hội nhập kinh tế, các DN Việt Nam còn yếu thế trong khi lãi suất cao như thế này, việc DN không thể cạnh tranh được và phá sản là tất yếu. DN phá sản thì kinh tế đình đốn, Nhà nước không có nguồn thu, lạm phát cũng theo đó tăng cao. Đây cũng là cách chúng ta tự làm hại chính mình!
Hãy hạ ngay lãi suất để doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán như tất cả các quốc gia khác đã và đang làm. Khi các doanh nghiệp khỏe mạnh, nền kinh tế quốc gia sẽ khỏe mạnh theo.”
Ban Bạn đọc