Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh chỉ ra rằng, đây là mức lạm phát kỷ lục từng được ghi nhận kể từ tháng 3/1982, và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Anh đã dự báo lạm phát tiếp tục duy trì ở mức trên 9% trong những tháng tiếp theo, trước khi lên tới đỉnh ở mức 11% vào tháng 10, thời điểm mà hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình bắt đầu tăng khi mùa đông tới. 

Nguyên nhân chính được cho là do giá thực phẩm và đồ uống tại Anh đã tăng 8,7% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2009. Ngoài ra, việc chi phí nhập khẩu năng lượng quá lớn và các vấn đề liên quan tới Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) cũng góp phần khiến kinh tế suy thoái, đẩy cao tỷ lệ lạm phát.

Ảnh: Reuters

Theo thông tin từ Quỹ Đầu tư Resolution, các vấn đề liên quan tới Brexit đang làm khiến việc làm ăn của doanh nghiệp Anh với các đối tác châu Âu bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này dẫn tới hệ quả trực tiếp là năng suất làm việc và tiền lương của người dân không theo kịp tỷ lệ lạm phát.

Hiện tại, rất nhiều tổ chức công đoàn tại Anh đã cảnh báo về nguy cơ đình công trên diện rộng trong thời gian tới. Điều đã xảy ra với ngành đường sắt, khiến cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa bị đình trệ.

"Với triển vọng kinh tế ảm đạm như hiện tại, không thể dự đoán được tình trạng lạm phát sẽ kéo dài trong bao lâu. Điều này khiến việc đưa ra các quyết định về chính sách tài khóa và tiền tệ trở nên đặc biệt khó khăn", chuyên gia kinh tế Jack Leslie cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak cho biết, Chính phủ Anh đang làm tất cả những gì có thể để kiềm chế giá cả leo thang và sẽ có những biện pháp mạnh mẽ được đưa ra để giải quyết lạm phát.

 Việt Dũng